Tethien
11-10-2008, 04:03 PM
Tổng quan về cá rồng (Arowana )
Họ Cá rồng có các tên gọi dân gian : Arowana , Dragon fish , Malayan Bonytongue, nirwana.
Cá rồng có tên gọi là Arowana xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana “ hay “Nirwana “ có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.
Đây là một loài cá thuộc họ cá xương nước ngọt với tên khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là "cá lưỡi xương" (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Cá có thân thon dài và dẹt bên, có một đôi râu mõm dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm đến 90cm trường hợp ngoại lệ lên đến 120cm và nặng đến 7,2 kg. Đây là loài cá hung dữ và có tuổi thọ cao nhất trong các loài cá được nuôi làm cảnh. Thực tế đã chứng minh tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm. Cá có các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi 'cá lưỡi xương' (Bonytongue ) có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng ('lưỡi'), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được ôxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá Hải tượng ( Arapaima gigas ) là "cá thở không khí cưỡng bách".
Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa Châu Á, đặc biệt là một số nước như Nhật, Đài Loan, Hồng Công .v.v. hay vùng Đông Á có ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa thì con rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho một phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng, đặc biệt cá rồng có bộ vảy lớn với màu sắc vàng, bạc, đỏ .v.v. long lánh được liên tưởng đến vảy rồng, râu cá rồng cũng được liên tưởng đến râu của con rồng huyền thoại. Sự tiến hoá hang trăm triệu năm cùng tuổi thọ cao của loài cá này cũng được cho là biểu hiện của sự trường tồn. Chính vì vậy người Trung Hoa nói riêng và người Châu Á nói chung luôn muốn nuôi trong nhà cá rồng với hi vọng tránh được những điều đen đủi, những vận hạn và mang lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Thường thì những con cá rồng màu đỏ được cho là tránh điềm xui và mang lại may mắn trong công việc còn những con cá rồng màu vàng, màu trắng thì được cho sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong công việc kinh doanh. Với các lý do trên cá rồng thường được sử dụng trong phong thuỷ như là một giải pháp mang tính thủ thuật rất hữu hiệu để cải biến môi trường sống và làm việc với mục đích mang lại may mắn và sự phồn vinh cho gia chủ. Trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu truyện liên quan đến sự may mắn và giàu sang do cá rồng đem lại cho chủ.
PHÂN LOẠI VÀ ĐỊA ĐỘNG VẬT HỌC
Họ Cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ kỷ Hạ đệ tam ( khoảng hơn 200 triệu năm trước ) và được đặt trong bộ cá vây tia có tên khoa học Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả: 3 từ Nam Mỹ, 1 từ châu Phi, 4 từ châu Á và 2 từ Australia.
Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace ( ranh giới thời gian bắt đầu thời đại khủng long ) .Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi Scleropages là S. jardinii và S. leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước, chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.
Qua quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha ). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
CÁC LOÀI
Họ cá rồng chứa hai phân họ là Heterotidinae (2 loài) và Osteoglossinae ( 8 loài) đã biết.
• Phân họ Heterotidinae
o Chi Arapaima
Arapaima gigas : Cá hải tượng. Nguồn gốc Nam Mỹ
o Chi Heterotis
Heterotis niloticus : Cá rồng châu Phi, khổng tượng châu Phi, rồng đen châu Phi. Nguồn gốc châu Phi
• Phân họ Osteoglossinae
o Chi Osteoglossum
Osteoglossum bicirrhosum : Cá ngân long. Nguồn gốc Nam Mỹ
Osteoglossum ferreirai : Cá hắc long. Nguồn gốc Nam Mỹ.
o Chi Scleropages
Scleropages aureus : Kim long hồng vĩ. Nguồn gốc châu Á
Scleropages formosus : Cá thanh long ( cá mơn ). Nguồn gốc châu Á
Scleropages jardinii : Cá trân châu long, kim long Úc, châu long Úc rằn. Nguồn gốc Australia
Scleropages legendrei : Cá huyết long, cá rồng đỏ. Nguồn gốc châu Á.
Scleropages leichardti : Cá hồng điểm long, châu long Úc đốm sao. Nguồn gốc Australia
Scleropages macrocephalus : Cá thanh long Borneo, kim long Indonesia. Nguồn gốc châu Á.
Theo cách phân loại của giới sinh vật cảnh thì cá rồng được phân loại theo biên giới địa lý bao gồm các loại sau : Cá rồng Châu Á, cá rồng Châu Úc, cá rồng Châu Mỹ và cá rồng Châu Phi.
Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma ( Tức cách đây khoảng 220 triệu năm ) trong kỷ Hậu Trias, nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma ( khoảng 170 triệu năm ) , trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma ( khoảng 140 triệu năm ), trong kỷ Tiền phấn trắng.
Phần I : Cá rồng Châu Á
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2001589270087164391_rs.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2001589270087164391_rs.jpg)
Nhận xét chung : Cá rồng châu Á ( Scleropages Formosus ) là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì sự khan hiếm, danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Đây cũng là giống loại cá rồng có nguy cơ bị tuyệt chủng nơi hoang dã và được bảo vệ bởi CITES (Hội Nghị Công Ước Quốc Tế Về Giao Thương Các Giống Loại Động Thực Vật Hoang Dã Đang Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng) từ năm 1980 . Chỉ có huyết long, kim long quá bối, kim long hồng vỹ, thanh long , và thanh long chỉ vàng (yellow tail arowana) bên Nam Á là được cho vào sổ đỏ để được bảo vệ, được giới thưởng ngoạn ưa chuộng, vì thế người chơi phải tốn một số tiền không nhỏ để sở hửu chúng . Một giống loại cá rồng có họ với cá rồng Châu Á là kim long Châu Úc (Scleropages jardini, và Scleropages leichardti), không được bảo vệ bởi CITES, vì số lượng của loại kim long Úc nơi hoang dã rất nhiều nên giá trị kinh tế cũng vì thế thấp nếu so với giá cả của cá rồng Châu Á . Ngân long và Hắc long có nguồn gốc từ Nam Mỹ cũng là bà con có họ xa với giống cá rồng Châu Á, cũng không được bảo vệ bởi CITES, và có giá trị kinh tế thấp nhất trên thị trường .
Lý do cá rồng Châu Á có tên trong sổ đỏ của các động thực vật cần phải được bảo vệ bởi CITES là vì trong thập niên 1970’s, số lượng các giống loại cá rồng Châu Á ngoài thiên nhiên hoang dã đã tuột dốc đến mức độ nguy hiểm và báo động vì chúng bị săn lùng, đánh bắt quá mức vì giá trị kinh tế của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khoẻ. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thuỷ tích cực. Người Trung Hoa tin cá rồng Châu Á có khả năng “trừ tà”, giải tỏa những chuyện không may cho gia chủ, vì thế khi sở hửu và chăm sóc chúng tốt, gia chủ đổi lại sẽ có được sự “bảo vệ” của giống loại cá rồng này. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.
Cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ do cá rồng Châu Á được phân nhánh tách ra từ cá rồng Châu Úc với niên đại khoảng 140 triệu năm trước. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt. Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia gồm huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus) thành những loài riêng biệt. Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.
Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”. Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/1.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/1.jpg)
Ví dụ về các loại vảy ở loài huyết long: 1- nền xanh, bản mỏng (blue-based, thin frame), 2- nền đậm, bản dày (dark-based, thick frame), 3- dạng đặc biệt khi màu nền hầu như biến mất, toàn bộ mặt vảy phủ màu đỏ.
Huyết long (Scleropages legendrei)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/3.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/3.jpg)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2.jpg)
Dạng đầu hình viên đạn-bullet head (trái) và dạng đầu hình muỗng-spoon head (bên phải).
Kích thước : Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố : thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia
Yêu cầu n ước : Mềm , độ acid vừa phải
Nhiệt độ : 24-32 C
Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas. Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.
Hiện tại huyết long đứng hàng thứ hai sau quá bối về giá cả, huyết long trong quá khứ đã có lúc còn đắt hơn cả quá bối . Thời gian phải chờ đợi, từ 4-6 năm, để cho huyết long trưởng thành và ép giống là lý do tại sao huyết long đã quá đắt trong quá khứ . Tuy nhiên, ngày nay, vì các trại cá rồng đang có giấy phép của CITES để nuôi , ép giống và kinh doanh tại Singapore, Maylaysia, và Indonesia đã tạo nên thặng dư và làm chên lệnh cán cân cung va cầu, nên giá thành của huyết long đã phần nào giảm bớt rất nhiều .
Huyết long thường được biết qua tên phổ thông là huyết long loại 1 . Loại này sau khi trưởng thành khoảng đô 3-4 năm tuổi hay đôi lúc lâu hơn thì phần nấp mang, vây lưng, hậu môn và đuôi , cùng với các hàng vẩy trên cơ thể sẽ chuyển màu thành màu đỏ rực . Ấn tượng khi thấy một con huyết long, thuần chủng thật to lớn uy nghi và oai vệ bơi lội trong bể quả thật là một hình ảnh khó quên cho nhiều người . Vẻ đẹp của huyết long quá quyến rủ đến độ như bị nghiện cho những người yêu thích chúng được biểu hiện qua bằng chứng là chúng luôn được giới thưởng ngoạn săn lùng để mua .
Thực tế, dựa trên màu sắc của chúng, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum.
- Chili Red : Cá có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, dày đều từ đầu cho đến đuôi. . Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi. “chili red” có mắt màu đỏ và to. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới
- Blood red : Cá có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh, thuôn về phía đuôi. loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt. loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”.
Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.
Huyết long máu có nhiều hơn về số lượng, nên giá cả của chúng cũng vì thế mà rẻ hơn đôi chút so với huyết long ớt . Huyết long ớt khan hiếm hơn về số lượng, nên giá cũng sẽ đắt hơn huyết long máu. Về phần màu sắc đỏ, huyết long máu sẽ lên màu nhanh hơn huyết long ớt, nhanh nhất có thể từ 1 năm và kéo dài cho đến 3 năm . Khả năng lên màu đỏ sớm là lý do tại sao huyết long máu rất được ưa chuộng trong giới chơi cá rồng .
Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau. Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.
“Chili red” và “blood red” là tên gọi của các loại cá rồng hoang dã. Nên nhớ rằng các cá thể hoang dã bị cấm mua bán vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Các trang trại cá cảnh thường lai chéo hai loại cá này với nhau để cho ra giống huyết long “super red”, cho nên trên thực tế, dòng huyết long thuần chủng đúng nghĩa không hề tồn tại trên thị trường cá cảnh cho dù có những cá thể mang đặc điểm của “chili red” hay “blood red”.
Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.
Huyết long loại hai như "Banjar red" cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn. Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.
Như tất cả các giống loại cá rồng Á Châu, trại cá cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của huyết long . Ví dụ, một con huyết long có tên gọi là Ruby red (huyết long xanh/tím) , có vây , môi, cặp râu thật đậm đỏ, và hàng vẩy màu xanh đậm sẽ có giá rất cao ở kích thước từ 12-15cm . Loại Ruby Red này giá còn đắt hơn cả loại quá bối hạng trung bình . Vì thế, đối với những con huyết long có phẩm chất thuộc hàng tuyệt phẩm, sẽ nhìn đẹp, và đắt giá hơn bất kỳ con quá bối nào . Tương tự như thê, giống loại kim long hồng vỹ nếu vì vài đặc điểm hiếm quý và đẹp nào cũng có thể đắt giá hơn huyết long . Sự đột biến của genes, và kết quả của ép giống đồng huyết thường tạo nên những bất ngờ tuyệt vời .
Bản đồ phân bố
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/4.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/4.jpg)
Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.
NHỮNG THẮC MẮC VỀ HUYẾT LONG THƯỜNG ĐƯỢC HỎI
Sư phát triển về màu sắc của huyết long thường là chủ đề rất thú vị và đầy kịch tính . Có bạn sẽ rất may mắn khi sở hửu một con huyết long mà chỉ trong 1 năm đã lên màu đỏ (cực hiếm) . Trong khi đó, những bạn khác thì không được may mắn như thế, và thời gian chờ đợi từ 4-5 năm là chuyện thường tình . Rất nhiều bạn thường than phiền rằng : “cá tôi đã nuôi được 3-4 năm mà chẳng thấy màu đỏ nơi đâu ? “ “Cá tôi chỉ có màu cam nhạt, còn màu đỏ đâu thì chẳng thấy ?” Có phải những bạn này đã bị lường gạt bởi trại cá hay lái cá ? Câu trả lời là “rất có thể” và “không” .
Câu trả lời “rất có thể” đã bị lường gạt nằm trong phần phân tách sau đây . Huyết long thường được cho nhân giống với kim long hồng vỹ hoặc thanh long hay thanh long chỉ vàng với mục đích để nâng cao phẩm chất và tạo thêm sắc tố đỏ nơi vi kỳ của thanh long hay thanh long chỉ vàng . Kết quả của cuộc tình có tính toán này thường cho ra bọn hậu duệ với hàng vẩy trên cơ thể như thanh long hoặc thanh long chỉ vàng, không có chi thay đổi . Bầy hậu duệ này sẽ được phân loại là huyết long loại 1.5 thay vì là huyết long
loại 1.
Huyết long loại 1, đúng huyết thống thường chỉ có thể đi vào chu kỳ sinh sản vào lúc 4-5 năm tuổi hay cao hơn . Tuy nhiên một khi đã bị lai tạo với một giống loại khác, bon hậu duệ huyết long 1.5 giờ đây sẽ có thể “biết yêu” ở tuổi sớm hơn vào năm thứ 3 . Vì thế , thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn lại gần phân nữa và giá cả của loại này cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều .Các trại cá sản xuất loại huyết long 1.5 cho thị trường cá rồng thường là các trại không đủ vốn kinh doanh . Người tiêu thụ khi yêu thích huyết long, nhưng không đủ khả năng tài chánh , thì sẽ đành ép lòng chịu mua huyết long 1.5 . Vì thế trong những lần đi tham quan, khảo giá thị trường, bạn bất chợt thấy một con huyết long nhìn cũng đẹp, nhưng giá tiền thì chỉ bằng 1 phần nào của giá cả huyết long trên thị trường, bạn nên cẩn thận . Một số lái cá ranh mảnh hoặc rất có thể cả chủ tiệm cá cũng chẳng biết vì kém kiến thức về cá rồng, sẽ bán cho bạn con cá rồng đó như là huyết long loại 1, nhưng thật ra chỉ là huyết long loại 1.5 . Màu sắc của loại huyết long 1.5 này , cứ mổi năm trôi qua, màu sắc càng phai nhạt đi, trong khi huyết long chính thống thì màu sắc càng tăng theo với thời gian .
Còn về phần câu trả lời “không” , bạn không bị gạt nằm trong phần phân tích như sau : huyết thống, phẩm chất của nước, thức ăn và ánh nắng mặt trời đều có những tác động lên màu sắc của huyết long . Nếu chế độ dinh dưỡng của huyết long thiếu vắng chất beta-caroteine là nguyên nhân chính tạo nên màu sắc đỏ quá mờ nhạt, chậm trể . Thức ăn có nhiều nguồn beta-caroteine này là từ tôm tép . Dế và sâu quy cho ăn cà rốt, và sau đó đem cho huyết long ăn cũng hửu hiệu như cho ăn tôm tép . Ánh sáng mặt trời cũng có tác động quan trọng lên màu sắc của huyết long . Nếu nuôi huyết long trong nhà, thì đèn của bể cá nên được bật lên vài tiếng trong một ngày . Nếu làm thế trong một thời gian dài, ánh đèn sẽ có tác dụng tốt với màu sắc của huyết long .
Nếu huyết long của bạn là thuần chủng với huyết thống của HL 100%, thì sự phát triển của màu đỏ sẽ trải qua từng giai đoan . Thông thường, những chấm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên viền của các hàng vẩy . Trong giai đoạn đầu, những chấm nhỏ này sẽ là màu vàng, và sẽ chuyển qua màu cam . Trong một thời gian nhất đinh, những chấm vàng cam này sẽ kết nối lại và sẽ bao phủ phần viền của các hàng vẩy trên cơ thể cá . Màu hồng cam trên nấp mang sẽ xuất hiện từng đốm lổm chổm cùng với màu vàng và bạc . Giai đoạn chuyển tiếp của màu cam có thể kéo dài đến cả vài năm . Đây là thời điểm mà các bạn chơi huyết long sẽ cảm thấy chán nản, thất vong, và mất niềm tin, cũng như nghi ngờ về nguồn gốc của con huyết long đang sở hửu .
Theo như kinh nghiệm cũng như quan điểm của người viết, nhẩn nại là đức tính cần phải có cho những ai chơi cá rồng huyết long . Sụ kiên nhẩn của bạn cuối cùng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng . Tôi xin kể cho bạn nghe một mẩu chuyện ngắn về con cá huyết long của một nha sĩ bên Nhật . Con cá của ông ấy chỉ là một màu vàng cam , đây là màu của giai đoạn chuyển tiếp . Và con cá huyết long này cứ trơ trơ trong giai đoạn ởm ờ này trong thời gian kỷ lục là 9 năm . Một ngày nọ, con cá màu vàng cam kia thật sự chuyển mình hóa rồng đỏ, và trở nên màu đỏ rực như máu . Đây không phải chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, mà thường rất xảy ra cho giống huyết long . Chúng sẽ chuyển từ màu cam sang màu đỏ rực chỉ trong khoảng vài tuần, khi giai đoạn chuyển tiếp đã chấm dứt . Tôi tin lúc ấy các bạn sẽ biết quý và yêu thích cá huyết long của bạn hơn .
Kim long quá bối ( Scleropages macrocephalus)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/12.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/12.jpg)
Kích thước : Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố : phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia
Yêu cầu n ước : Mềm , độ acid vừa phải
Nhiệt độ : 24-32 C
Kim long quá bối (crossback golden) còn được gọi là “ Malaysia Golden ” hay “ Malayan Bonytongue “, đây là một trong hai giống cá rồng đẹp và mắc tiền nhất trên thị trường cá cảnh (loài kia là huyết long) thực tế đây là giống loại cá rồng Châu Á đắt tiền nhất. Mặc dầu huyết long rất khó khăn để ép giống thành công, nếu không nói là khó nhất trong các loại cá rồng, nhưng khi so sánh về giá cả cũng phải xin chào thua quá bối Giống loại này chỉ được ép giống và nuôi tại các trại cá rồng tại Malaysia và Singapore . Vì thế, số lượng của chúng trong các trại cá cũng không được nhiều . Giống quá bối quá nổi tiếng vì một đặc điểm là sự uy nghi, đặc thù chỉ có quá bối mới có được là khi trưởng thành, toàn thân cuả quá bối sẽ là màu vàng ròng 24K, tượng trưng cho sự quý phái của các bậc đế vương . Giống loại quá bối này thường được gọi là vàng ròng 24K (24K gold).
Thật không may, đợt nghiên cứu của nhà khoa học Pouyaud và đồng sự vào năm 2003 đã bỏ qua giống cá này với lý do không có đủ mẫu vật để nghiên cứu. Vì vậy, giống này hiện vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên khoa học Scleropages formosus, tuy nhiên, căn cứ vào các đặc điểm bề ngoài, chúng rất tương đồng với loài kim long hồng vĩ, điều này giúp suy đoán rằng cả hai có quan hệ họ hàng gần với nhau. Kim long quá bối phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia (có tài liệu còn liệt kê thêm các bang Johor và Trengganu). Chúng có đầu to và thân tương đối ngắn so với các giống cá rồng châu Á khác. So với kim long hồng vĩ, kim long quá bối có màu vàng sáng hơn và luôn phát triển lên đến hàng vảy thứ năm. Nhìn chung, một con kim long quá bối chất lượng phải có màu sắc trên vảy, nắp mang và vùng xung quanh mắt sáng và đều, màu sắcphát triển lên tới lưng, đặc biệt là vùng gần vây lưng khi cá còn rất nhỏ (dưới 15 cm).
Địa bàn phân bố tự nhiên
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/7.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/7.jpg)
Địa bàn phân bố tự nhiên của kim long quá bối gồm bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak. Địa bàn phân bố tự nhiên của thanh long Nami ở hồ Muda, bang Kedah, Malaysia.
Để so sánh, bà con họ gần nhất với quá bối là kim long hồng vỹ(klhv), chỉ có thể có viền vàng lên đến vẩy hàng thứ 4 . Vẩy hàng thứ 5 và 6 của klhv sẽ có màu đen đặc thù cho giống loại này . Đồng thời độ vàng kim óng ả của klhv không thể nào so sánh được với màu vàng của quá bối . Nếu màu vàng của quá bối là màu của vàng ròng 24 K, thì màu vàng của klhv là màu vàng của 12K . Phần vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi của quá bối và klhv sẽ nhìn tương tự như nhau, với màu xanh đậm hay đen cho vây lưng và 1/3 phần trên của vây đuôi . Các vây còn lại sẽ có màu đỏ cam .
Trong môi trường sống ngoài thiên nhiên như sông ngòi, ao hồ, những điểm về màu sắc vừa nêu trên của quá bối sẽ có thay đổi đôi chút . Vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời gần 12 tiếng mổi ngày, 365 ngày một năm, một số quá bối sẽ có sống lưng đen như klhv, tuy nhiên khi được mang vào nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng với phông nền với các màu sắc đậm, màu vàng ánh kim của vẩy hàng thứ 5th và 6th sẽ trở lại trong khoảng 2-4 tháng . Vì thế, các nhân viên trại cá rồng với ý định sẽ mang cá đi dự thi, triển lảm, hay chụp ảnh quảng cáo thương hiệu, sẽ thuyên chuyển những con quá bối đã được chọn vào trong môi trường bể kiếng trong vài tháng trước ngày trọng đại để chuẩn bị .
Kim long quá bối được chia thành nhiều loại bao gồm “blue-based”, “purple-based”, “green-base”, “gold-based” và “silver-base” tuỳ thuộc vào màu sắc ở tâm vảy. Các loại “Blue-based” và “purple-based” là như nhau vì màu xanh hay tím là tuỳ vào góc nhìn, khi còn nhỏ loại cá này thường sậm màu. Những con có màu xanh đậm và sáng lan rộng trên vảy và nắp mang lớn lên sẽ rất đẹp. Với loại này, màu xanh ở tâm vảy thường lan rộng làm màu vàng trên viền vảy hẹp lại (thin-frame). Loại “gold-based” khi còn nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu sắc của chúng phát triển lên lưng sớm hơn so với những loại khác. Loại này trông rất hấp dẫn bởi vì khi trưởng thành toàn thân vàng óng giống như thỏi vàng 24K di động! Với loại này, màu vàng đậm ở tâm vảy thường co lại làm màu vàng trên viền vảy rộng (thick-frame).
Hầu hết, quá bối khi còn non sẽ nhìn như có nhiều màu ánh tím, nhưng ánh màu này có thể sẽ thay đổi khi chúng lớn . Vì thế, kể cả các nhân viên trại cá hay người sành điệu cũng chỉ có thể đoán được tương lai về màu sắc của quá bối với khoảng 70-80% độ chính xác khi chúng trưởng thành là màu gì . Những phỏng đoán về màu sắc của quá bối sẽ chính xác hơn khi cá đạt được kích thước từ 25cm trở lên . Ngoài màu nền chủ yếu của vẩy là màu nền tím, một số ít quá bối sẽ có màu nền màu xanh nước biển, vàng hay xanh lá cây . Một con quá bối có kích thước 20cm , với thành viền mỏng vẩn có thể biến dạng thay đổi thành thành viền dầy khi đạt được kích thước khoảng 30-40cm . Vì thế khi chọn mua cá rồng quá bối, ta nên lựa chọn cho thật cẩn thận và hãy yêu quý chúng không cân biết màu sắc sau này của quá bối lúc trưởng thành sẽ là màu gì .
Trong các màu nên của quá bối, màu nền vàng thường rất hiếm, và khi hoàn toàn trưởng thành, quá bối nền vàng sẽ trở nên một thỏi vàng ròng 24K biết bơi, và chúng rất có khả năng làm choáng ngạt người xem . Mặc dầu không tuyệt đối chính xác 100%, có vài đặc điểm mà quá bối nền vàng cần phải có khi còn non, mà người chơi có thể xem xét . Những đặc điểm đó như sau:
1. Tất cả vây của quá bối nền vàng cũng như vẩy cá trên cơ thể cũng sẽ có màu nhạt hơn
2. Khi nhìn quá bối nền vàng lúc còn non từ xa, chúng sẽ nhìn có vẻ vàng hơn là xanh/tím .
3. Viền xoang bao bọc đồng tử (tròng đen) của quá bối nền vàng thường sẽ phải là màu vàng . Vì thế, nếu viền xoang mắt bao bọc tròng đen của quá bối nếu có màu đỏ, thì không thể nào là quá bối nền vàng được .
Thực tế, đôi khi rất khó phân biệt kim long quá bối thuộc loại nào kể trên vì ngày nay người ta lai chéo (cross breed) các loại với nhau. Việc lai chéo cũng giúp tạo ra những loại kim long quá bối đặc biệt như “platinum” và “royal blue”. Những loại mới này rất đẹp nên giá cũng rất cao và thường được bán qua các thị trường cao cấp như Nhật Bản và Đài Loan.
Những con quá bối với màu xanh dương-xanh lá cây trên cơ thể và chúng thường được gọi là “Emerald Blue” (tạm dịch là hoàng thạch xanh) hay vẩy có màu tím đậm còn được gọi mà “Bukit Merah Blue” .
Nhìn chung, kim long quá bối là một trong những giống cá rồng đắt nhất bởi vì chúng hiếm và sinh sản ít hơn so với những giống cá rồng khác. Để tham khảo, chúng tôi xin liệt kê bảng xếp hạng kim long quá bối của William Goh (http://dragonfish.com):/
- Hạng thường: loại “gold-based”, “blue-based” nhạt màu và các loại nền khác. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Màu sắc nhạt hơn so với loại A và AA.
- Hạng A: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc, loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah và “gold-based”. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
- Hạng AA: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc và loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah. Màu phát triển lên toàn bộ hàng vảy thứ 5 và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
- Hạng AAA: loại cá rất hiếm. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và miệng đều một cách hoàn hảo.
- Hạng AAA+: loại cá cực hiếm gồm “gold head”, “full gold” và “platium”. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Loại “gold head” có những vệt màu vàng trên đầu, loại “full gold” toàn thân màu vàng còn loại “platinum” toàn thân ánh bạc. Giá đặc biệt cao.
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG ĐƯỢC HỎI VỀ QUÁ BỐI
Một thắc mắc thông thường được hỏi là “ Quá bối ngoài hoang dã có đẹp hơn quá bối được nuôi trong môi trường nhân tạo ?”
Câu trả lời thường sẽ là “không” . Lý do- người chơi cá rồng vì bất cứ một lý do gì có thể thả con cá quá bối không được hoàn hảo của họ về với thiên nhiên . Trong hoang dã những con quá bối không được đẹp này có thể sẽ bắt cặp với huyết long, klhv, thanh long và tạo nên những con quá bối lai tạo không được đẹp cho lắm với những màu sắc yếu kém, không giống cả bố lẩn mẹ . Chỉ có cá quá bôi bán ra từ trại cá có tiếng đã được chọ lựa kỷ càng trước khi được cho ép giống là nên đáng được người thưởng ngoạn lựa chọn và thu mua .
Môt câu hỏi khác “ Làm sao tôi có thể biết sự khác biệt giữa quá bối hoang dã và quá bối có nguồn gốc từ trại cá ? “
Cá quá bối hoang dã sẽ có phần đầu tròn hơn . Cặp râu của quá bối nơi hoang dã sẽ dài hơn vì chúng được xử dụng nhiều trong chức năng săn mồi . Màu sắc của quá bối hoang dã sẽ rất nhạt nhòa không ấn tượng vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời . Tuy nhiên nếu được nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng, thì chỉ trong vài tháng, tiềm năng màu sắc của quá bối sẽ thay đổi như đã đề cập .
Cuối cùng “ Làm sao tôi có thể lựa quá bối với phẩm chất cao ?”
Đầu tiên bạn phải xác quyết đay là con quá bối chứ không phải là klhv . Khi ở kích thước từ 15-20cm, các hạt trai li ti giáp cận với vây lưng phải có . Đặc điểm này vô cùng quan trọng khi lựa chọn và mua quá bối, vì đây là nơi mà hàng vẩy thứ 6th sẽ xuất hiện đầu tiên . Nếu cá đã được 20-25cm, mà chưa có đặc điểm này, thì bạn nên nghi ngờ ngay lập tức ! Kế tiếp là vẩy của quá bối phải rực sáng và có đặc tính phản xạ ánh kim khi so sanh với klhv .
Về giá cả, quá bối phải đắt hơn klhv từ 4-5X cho một con quá bối với phẩm chất trung bình . Vì thế nếu bạn thấy một con quá bối mà giá được bán ra quá hời thì hãy nên cẩn thận . Xin lưu ý là quá bối platinum sẽ đăt gần gấp đôi giá con quá bối trung bình . Câu “tiền nào của nấy “ rất đúng trong trường hợp này . Cá quá bối có nhữn đặc điểm càng hiếm thì càng có nhiều người ưa chuộng và giá sẽ càng cao .
Một khi bạn đã biết chắc chắn 100% đây là quá bối thì hãy xem xét thêm các điểm sau đây :
1. Vóc dáng của cá rồng kim long quá bối phải thon dài và bản rộng , cân bằng và vây thật to .
2. Vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn phải thật to và bung xòe . Tất cả những đường chỉ đen trên 3 vây này phải đậm nét và rõ ràng .
3. Các hàng vẩy trên cơ thể cá phải rực sáng, và có đặc tính phản xạ . Càng sáng càng tốt .
4. 3 lằn chỉ vàng phía trên đôi mắt phải là màu vàng đậm .
5. Nếu bạn đang dự tính mua cá quá bối với kích thước từ 20cm trở lên, hàm dưới của nên có lằn chỉ vàng chạy dọc theo viền của hàm dưới . Đặc điểm này hiếm, nhưng nếu có được thì đây là một trong những dấu chỉ của một con quá bối đầy tiềm năng .
(còn tiếp)
Họ Cá rồng có các tên gọi dân gian : Arowana , Dragon fish , Malayan Bonytongue, nirwana.
Cá rồng có tên gọi là Arowana xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana “ hay “Nirwana “ có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.
Đây là một loài cá thuộc họ cá xương nước ngọt với tên khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là "cá lưỡi xương" (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Cá có thân thon dài và dẹt bên, có một đôi râu mõm dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm đến 90cm trường hợp ngoại lệ lên đến 120cm và nặng đến 7,2 kg. Đây là loài cá hung dữ và có tuổi thọ cao nhất trong các loài cá được nuôi làm cảnh. Thực tế đã chứng minh tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm. Cá có các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi 'cá lưỡi xương' (Bonytongue ) có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng ('lưỡi'), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được ôxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá Hải tượng ( Arapaima gigas ) là "cá thở không khí cưỡng bách".
Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa Châu Á, đặc biệt là một số nước như Nhật, Đài Loan, Hồng Công .v.v. hay vùng Đông Á có ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa thì con rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho một phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng, đặc biệt cá rồng có bộ vảy lớn với màu sắc vàng, bạc, đỏ .v.v. long lánh được liên tưởng đến vảy rồng, râu cá rồng cũng được liên tưởng đến râu của con rồng huyền thoại. Sự tiến hoá hang trăm triệu năm cùng tuổi thọ cao của loài cá này cũng được cho là biểu hiện của sự trường tồn. Chính vì vậy người Trung Hoa nói riêng và người Châu Á nói chung luôn muốn nuôi trong nhà cá rồng với hi vọng tránh được những điều đen đủi, những vận hạn và mang lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Thường thì những con cá rồng màu đỏ được cho là tránh điềm xui và mang lại may mắn trong công việc còn những con cá rồng màu vàng, màu trắng thì được cho sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong công việc kinh doanh. Với các lý do trên cá rồng thường được sử dụng trong phong thuỷ như là một giải pháp mang tính thủ thuật rất hữu hiệu để cải biến môi trường sống và làm việc với mục đích mang lại may mắn và sự phồn vinh cho gia chủ. Trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu truyện liên quan đến sự may mắn và giàu sang do cá rồng đem lại cho chủ.
PHÂN LOẠI VÀ ĐỊA ĐỘNG VẬT HỌC
Họ Cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ kỷ Hạ đệ tam ( khoảng hơn 200 triệu năm trước ) và được đặt trong bộ cá vây tia có tên khoa học Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả: 3 từ Nam Mỹ, 1 từ châu Phi, 4 từ châu Á và 2 từ Australia.
Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace ( ranh giới thời gian bắt đầu thời đại khủng long ) .Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi Scleropages là S. jardinii và S. leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước, chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.
Qua quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha ). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
CÁC LOÀI
Họ cá rồng chứa hai phân họ là Heterotidinae (2 loài) và Osteoglossinae ( 8 loài) đã biết.
• Phân họ Heterotidinae
o Chi Arapaima
Arapaima gigas : Cá hải tượng. Nguồn gốc Nam Mỹ
o Chi Heterotis
Heterotis niloticus : Cá rồng châu Phi, khổng tượng châu Phi, rồng đen châu Phi. Nguồn gốc châu Phi
• Phân họ Osteoglossinae
o Chi Osteoglossum
Osteoglossum bicirrhosum : Cá ngân long. Nguồn gốc Nam Mỹ
Osteoglossum ferreirai : Cá hắc long. Nguồn gốc Nam Mỹ.
o Chi Scleropages
Scleropages aureus : Kim long hồng vĩ. Nguồn gốc châu Á
Scleropages formosus : Cá thanh long ( cá mơn ). Nguồn gốc châu Á
Scleropages jardinii : Cá trân châu long, kim long Úc, châu long Úc rằn. Nguồn gốc Australia
Scleropages legendrei : Cá huyết long, cá rồng đỏ. Nguồn gốc châu Á.
Scleropages leichardti : Cá hồng điểm long, châu long Úc đốm sao. Nguồn gốc Australia
Scleropages macrocephalus : Cá thanh long Borneo, kim long Indonesia. Nguồn gốc châu Á.
Theo cách phân loại của giới sinh vật cảnh thì cá rồng được phân loại theo biên giới địa lý bao gồm các loại sau : Cá rồng Châu Á, cá rồng Châu Úc, cá rồng Châu Mỹ và cá rồng Châu Phi.
Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma ( Tức cách đây khoảng 220 triệu năm ) trong kỷ Hậu Trias, nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma ( khoảng 170 triệu năm ) , trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma ( khoảng 140 triệu năm ), trong kỷ Tiền phấn trắng.
Phần I : Cá rồng Châu Á
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2001589270087164391_rs.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2001589270087164391_rs.jpg)
Nhận xét chung : Cá rồng châu Á ( Scleropages Formosus ) là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì sự khan hiếm, danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Đây cũng là giống loại cá rồng có nguy cơ bị tuyệt chủng nơi hoang dã và được bảo vệ bởi CITES (Hội Nghị Công Ước Quốc Tế Về Giao Thương Các Giống Loại Động Thực Vật Hoang Dã Đang Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng) từ năm 1980 . Chỉ có huyết long, kim long quá bối, kim long hồng vỹ, thanh long , và thanh long chỉ vàng (yellow tail arowana) bên Nam Á là được cho vào sổ đỏ để được bảo vệ, được giới thưởng ngoạn ưa chuộng, vì thế người chơi phải tốn một số tiền không nhỏ để sở hửu chúng . Một giống loại cá rồng có họ với cá rồng Châu Á là kim long Châu Úc (Scleropages jardini, và Scleropages leichardti), không được bảo vệ bởi CITES, vì số lượng của loại kim long Úc nơi hoang dã rất nhiều nên giá trị kinh tế cũng vì thế thấp nếu so với giá cả của cá rồng Châu Á . Ngân long và Hắc long có nguồn gốc từ Nam Mỹ cũng là bà con có họ xa với giống cá rồng Châu Á, cũng không được bảo vệ bởi CITES, và có giá trị kinh tế thấp nhất trên thị trường .
Lý do cá rồng Châu Á có tên trong sổ đỏ của các động thực vật cần phải được bảo vệ bởi CITES là vì trong thập niên 1970’s, số lượng các giống loại cá rồng Châu Á ngoài thiên nhiên hoang dã đã tuột dốc đến mức độ nguy hiểm và báo động vì chúng bị săn lùng, đánh bắt quá mức vì giá trị kinh tế của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khoẻ. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thuỷ tích cực. Người Trung Hoa tin cá rồng Châu Á có khả năng “trừ tà”, giải tỏa những chuyện không may cho gia chủ, vì thế khi sở hửu và chăm sóc chúng tốt, gia chủ đổi lại sẽ có được sự “bảo vệ” của giống loại cá rồng này. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.
Cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ do cá rồng Châu Á được phân nhánh tách ra từ cá rồng Châu Úc với niên đại khoảng 140 triệu năm trước. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt. Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia gồm huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus) thành những loài riêng biệt. Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.
Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”. Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/1.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/1.jpg)
Ví dụ về các loại vảy ở loài huyết long: 1- nền xanh, bản mỏng (blue-based, thin frame), 2- nền đậm, bản dày (dark-based, thick frame), 3- dạng đặc biệt khi màu nền hầu như biến mất, toàn bộ mặt vảy phủ màu đỏ.
Huyết long (Scleropages legendrei)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/3.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/3.jpg)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/2.jpg)
Dạng đầu hình viên đạn-bullet head (trái) và dạng đầu hình muỗng-spoon head (bên phải).
Kích thước : Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố : thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia
Yêu cầu n ước : Mềm , độ acid vừa phải
Nhiệt độ : 24-32 C
Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas. Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.
Hiện tại huyết long đứng hàng thứ hai sau quá bối về giá cả, huyết long trong quá khứ đã có lúc còn đắt hơn cả quá bối . Thời gian phải chờ đợi, từ 4-6 năm, để cho huyết long trưởng thành và ép giống là lý do tại sao huyết long đã quá đắt trong quá khứ . Tuy nhiên, ngày nay, vì các trại cá rồng đang có giấy phép của CITES để nuôi , ép giống và kinh doanh tại Singapore, Maylaysia, và Indonesia đã tạo nên thặng dư và làm chên lệnh cán cân cung va cầu, nên giá thành của huyết long đã phần nào giảm bớt rất nhiều .
Huyết long thường được biết qua tên phổ thông là huyết long loại 1 . Loại này sau khi trưởng thành khoảng đô 3-4 năm tuổi hay đôi lúc lâu hơn thì phần nấp mang, vây lưng, hậu môn và đuôi , cùng với các hàng vẩy trên cơ thể sẽ chuyển màu thành màu đỏ rực . Ấn tượng khi thấy một con huyết long, thuần chủng thật to lớn uy nghi và oai vệ bơi lội trong bể quả thật là một hình ảnh khó quên cho nhiều người . Vẻ đẹp của huyết long quá quyến rủ đến độ như bị nghiện cho những người yêu thích chúng được biểu hiện qua bằng chứng là chúng luôn được giới thưởng ngoạn săn lùng để mua .
Thực tế, dựa trên màu sắc của chúng, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum.
- Chili Red : Cá có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, dày đều từ đầu cho đến đuôi. . Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi. “chili red” có mắt màu đỏ và to. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới
- Blood red : Cá có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh, thuôn về phía đuôi. loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt. loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”.
Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.
Huyết long máu có nhiều hơn về số lượng, nên giá cả của chúng cũng vì thế mà rẻ hơn đôi chút so với huyết long ớt . Huyết long ớt khan hiếm hơn về số lượng, nên giá cũng sẽ đắt hơn huyết long máu. Về phần màu sắc đỏ, huyết long máu sẽ lên màu nhanh hơn huyết long ớt, nhanh nhất có thể từ 1 năm và kéo dài cho đến 3 năm . Khả năng lên màu đỏ sớm là lý do tại sao huyết long máu rất được ưa chuộng trong giới chơi cá rồng .
Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau. Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.
“Chili red” và “blood red” là tên gọi của các loại cá rồng hoang dã. Nên nhớ rằng các cá thể hoang dã bị cấm mua bán vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Các trang trại cá cảnh thường lai chéo hai loại cá này với nhau để cho ra giống huyết long “super red”, cho nên trên thực tế, dòng huyết long thuần chủng đúng nghĩa không hề tồn tại trên thị trường cá cảnh cho dù có những cá thể mang đặc điểm của “chili red” hay “blood red”.
Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.
Huyết long loại hai như "Banjar red" cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn. Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.
Như tất cả các giống loại cá rồng Á Châu, trại cá cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của huyết long . Ví dụ, một con huyết long có tên gọi là Ruby red (huyết long xanh/tím) , có vây , môi, cặp râu thật đậm đỏ, và hàng vẩy màu xanh đậm sẽ có giá rất cao ở kích thước từ 12-15cm . Loại Ruby Red này giá còn đắt hơn cả loại quá bối hạng trung bình . Vì thế, đối với những con huyết long có phẩm chất thuộc hàng tuyệt phẩm, sẽ nhìn đẹp, và đắt giá hơn bất kỳ con quá bối nào . Tương tự như thê, giống loại kim long hồng vỹ nếu vì vài đặc điểm hiếm quý và đẹp nào cũng có thể đắt giá hơn huyết long . Sự đột biến của genes, và kết quả của ép giống đồng huyết thường tạo nên những bất ngờ tuyệt vời .
Bản đồ phân bố
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/4.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/4.jpg)
Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.
NHỮNG THẮC MẮC VỀ HUYẾT LONG THƯỜNG ĐƯỢC HỎI
Sư phát triển về màu sắc của huyết long thường là chủ đề rất thú vị và đầy kịch tính . Có bạn sẽ rất may mắn khi sở hửu một con huyết long mà chỉ trong 1 năm đã lên màu đỏ (cực hiếm) . Trong khi đó, những bạn khác thì không được may mắn như thế, và thời gian chờ đợi từ 4-5 năm là chuyện thường tình . Rất nhiều bạn thường than phiền rằng : “cá tôi đã nuôi được 3-4 năm mà chẳng thấy màu đỏ nơi đâu ? “ “Cá tôi chỉ có màu cam nhạt, còn màu đỏ đâu thì chẳng thấy ?” Có phải những bạn này đã bị lường gạt bởi trại cá hay lái cá ? Câu trả lời là “rất có thể” và “không” .
Câu trả lời “rất có thể” đã bị lường gạt nằm trong phần phân tách sau đây . Huyết long thường được cho nhân giống với kim long hồng vỹ hoặc thanh long hay thanh long chỉ vàng với mục đích để nâng cao phẩm chất và tạo thêm sắc tố đỏ nơi vi kỳ của thanh long hay thanh long chỉ vàng . Kết quả của cuộc tình có tính toán này thường cho ra bọn hậu duệ với hàng vẩy trên cơ thể như thanh long hoặc thanh long chỉ vàng, không có chi thay đổi . Bầy hậu duệ này sẽ được phân loại là huyết long loại 1.5 thay vì là huyết long
loại 1.
Huyết long loại 1, đúng huyết thống thường chỉ có thể đi vào chu kỳ sinh sản vào lúc 4-5 năm tuổi hay cao hơn . Tuy nhiên một khi đã bị lai tạo với một giống loại khác, bon hậu duệ huyết long 1.5 giờ đây sẽ có thể “biết yêu” ở tuổi sớm hơn vào năm thứ 3 . Vì thế , thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn lại gần phân nữa và giá cả của loại này cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều .Các trại cá sản xuất loại huyết long 1.5 cho thị trường cá rồng thường là các trại không đủ vốn kinh doanh . Người tiêu thụ khi yêu thích huyết long, nhưng không đủ khả năng tài chánh , thì sẽ đành ép lòng chịu mua huyết long 1.5 . Vì thế trong những lần đi tham quan, khảo giá thị trường, bạn bất chợt thấy một con huyết long nhìn cũng đẹp, nhưng giá tiền thì chỉ bằng 1 phần nào của giá cả huyết long trên thị trường, bạn nên cẩn thận . Một số lái cá ranh mảnh hoặc rất có thể cả chủ tiệm cá cũng chẳng biết vì kém kiến thức về cá rồng, sẽ bán cho bạn con cá rồng đó như là huyết long loại 1, nhưng thật ra chỉ là huyết long loại 1.5 . Màu sắc của loại huyết long 1.5 này , cứ mổi năm trôi qua, màu sắc càng phai nhạt đi, trong khi huyết long chính thống thì màu sắc càng tăng theo với thời gian .
Còn về phần câu trả lời “không” , bạn không bị gạt nằm trong phần phân tích như sau : huyết thống, phẩm chất của nước, thức ăn và ánh nắng mặt trời đều có những tác động lên màu sắc của huyết long . Nếu chế độ dinh dưỡng của huyết long thiếu vắng chất beta-caroteine là nguyên nhân chính tạo nên màu sắc đỏ quá mờ nhạt, chậm trể . Thức ăn có nhiều nguồn beta-caroteine này là từ tôm tép . Dế và sâu quy cho ăn cà rốt, và sau đó đem cho huyết long ăn cũng hửu hiệu như cho ăn tôm tép . Ánh sáng mặt trời cũng có tác động quan trọng lên màu sắc của huyết long . Nếu nuôi huyết long trong nhà, thì đèn của bể cá nên được bật lên vài tiếng trong một ngày . Nếu làm thế trong một thời gian dài, ánh đèn sẽ có tác dụng tốt với màu sắc của huyết long .
Nếu huyết long của bạn là thuần chủng với huyết thống của HL 100%, thì sự phát triển của màu đỏ sẽ trải qua từng giai đoan . Thông thường, những chấm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên viền của các hàng vẩy . Trong giai đoạn đầu, những chấm nhỏ này sẽ là màu vàng, và sẽ chuyển qua màu cam . Trong một thời gian nhất đinh, những chấm vàng cam này sẽ kết nối lại và sẽ bao phủ phần viền của các hàng vẩy trên cơ thể cá . Màu hồng cam trên nấp mang sẽ xuất hiện từng đốm lổm chổm cùng với màu vàng và bạc . Giai đoạn chuyển tiếp của màu cam có thể kéo dài đến cả vài năm . Đây là thời điểm mà các bạn chơi huyết long sẽ cảm thấy chán nản, thất vong, và mất niềm tin, cũng như nghi ngờ về nguồn gốc của con huyết long đang sở hửu .
Theo như kinh nghiệm cũng như quan điểm của người viết, nhẩn nại là đức tính cần phải có cho những ai chơi cá rồng huyết long . Sụ kiên nhẩn của bạn cuối cùng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng . Tôi xin kể cho bạn nghe một mẩu chuyện ngắn về con cá huyết long của một nha sĩ bên Nhật . Con cá của ông ấy chỉ là một màu vàng cam , đây là màu của giai đoạn chuyển tiếp . Và con cá huyết long này cứ trơ trơ trong giai đoạn ởm ờ này trong thời gian kỷ lục là 9 năm . Một ngày nọ, con cá màu vàng cam kia thật sự chuyển mình hóa rồng đỏ, và trở nên màu đỏ rực như máu . Đây không phải chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, mà thường rất xảy ra cho giống huyết long . Chúng sẽ chuyển từ màu cam sang màu đỏ rực chỉ trong khoảng vài tuần, khi giai đoạn chuyển tiếp đã chấm dứt . Tôi tin lúc ấy các bạn sẽ biết quý và yêu thích cá huyết long của bạn hơn .
Kim long quá bối ( Scleropages macrocephalus)
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/12.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/12.jpg)
Kích thước : Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố : phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia
Yêu cầu n ước : Mềm , độ acid vừa phải
Nhiệt độ : 24-32 C
Kim long quá bối (crossback golden) còn được gọi là “ Malaysia Golden ” hay “ Malayan Bonytongue “, đây là một trong hai giống cá rồng đẹp và mắc tiền nhất trên thị trường cá cảnh (loài kia là huyết long) thực tế đây là giống loại cá rồng Châu Á đắt tiền nhất. Mặc dầu huyết long rất khó khăn để ép giống thành công, nếu không nói là khó nhất trong các loại cá rồng, nhưng khi so sánh về giá cả cũng phải xin chào thua quá bối Giống loại này chỉ được ép giống và nuôi tại các trại cá rồng tại Malaysia và Singapore . Vì thế, số lượng của chúng trong các trại cá cũng không được nhiều . Giống quá bối quá nổi tiếng vì một đặc điểm là sự uy nghi, đặc thù chỉ có quá bối mới có được là khi trưởng thành, toàn thân cuả quá bối sẽ là màu vàng ròng 24K, tượng trưng cho sự quý phái của các bậc đế vương . Giống loại quá bối này thường được gọi là vàng ròng 24K (24K gold).
Thật không may, đợt nghiên cứu của nhà khoa học Pouyaud và đồng sự vào năm 2003 đã bỏ qua giống cá này với lý do không có đủ mẫu vật để nghiên cứu. Vì vậy, giống này hiện vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên khoa học Scleropages formosus, tuy nhiên, căn cứ vào các đặc điểm bề ngoài, chúng rất tương đồng với loài kim long hồng vĩ, điều này giúp suy đoán rằng cả hai có quan hệ họ hàng gần với nhau. Kim long quá bối phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia (có tài liệu còn liệt kê thêm các bang Johor và Trengganu). Chúng có đầu to và thân tương đối ngắn so với các giống cá rồng châu Á khác. So với kim long hồng vĩ, kim long quá bối có màu vàng sáng hơn và luôn phát triển lên đến hàng vảy thứ năm. Nhìn chung, một con kim long quá bối chất lượng phải có màu sắc trên vảy, nắp mang và vùng xung quanh mắt sáng và đều, màu sắcphát triển lên tới lưng, đặc biệt là vùng gần vây lưng khi cá còn rất nhỏ (dưới 15 cm).
Địa bàn phân bố tự nhiên
http://www.dragonfish.com.vn/forum/highslide/graphics/warning.gifhttp://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/7.jpg (http://i492.photobucket.com/albums/rr285/tung6112001/7.jpg)
Địa bàn phân bố tự nhiên của kim long quá bối gồm bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak. Địa bàn phân bố tự nhiên của thanh long Nami ở hồ Muda, bang Kedah, Malaysia.
Để so sánh, bà con họ gần nhất với quá bối là kim long hồng vỹ(klhv), chỉ có thể có viền vàng lên đến vẩy hàng thứ 4 . Vẩy hàng thứ 5 và 6 của klhv sẽ có màu đen đặc thù cho giống loại này . Đồng thời độ vàng kim óng ả của klhv không thể nào so sánh được với màu vàng của quá bối . Nếu màu vàng của quá bối là màu của vàng ròng 24 K, thì màu vàng của klhv là màu vàng của 12K . Phần vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi của quá bối và klhv sẽ nhìn tương tự như nhau, với màu xanh đậm hay đen cho vây lưng và 1/3 phần trên của vây đuôi . Các vây còn lại sẽ có màu đỏ cam .
Trong môi trường sống ngoài thiên nhiên như sông ngòi, ao hồ, những điểm về màu sắc vừa nêu trên của quá bối sẽ có thay đổi đôi chút . Vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời gần 12 tiếng mổi ngày, 365 ngày một năm, một số quá bối sẽ có sống lưng đen như klhv, tuy nhiên khi được mang vào nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng với phông nền với các màu sắc đậm, màu vàng ánh kim của vẩy hàng thứ 5th và 6th sẽ trở lại trong khoảng 2-4 tháng . Vì thế, các nhân viên trại cá rồng với ý định sẽ mang cá đi dự thi, triển lảm, hay chụp ảnh quảng cáo thương hiệu, sẽ thuyên chuyển những con quá bối đã được chọn vào trong môi trường bể kiếng trong vài tháng trước ngày trọng đại để chuẩn bị .
Kim long quá bối được chia thành nhiều loại bao gồm “blue-based”, “purple-based”, “green-base”, “gold-based” và “silver-base” tuỳ thuộc vào màu sắc ở tâm vảy. Các loại “Blue-based” và “purple-based” là như nhau vì màu xanh hay tím là tuỳ vào góc nhìn, khi còn nhỏ loại cá này thường sậm màu. Những con có màu xanh đậm và sáng lan rộng trên vảy và nắp mang lớn lên sẽ rất đẹp. Với loại này, màu xanh ở tâm vảy thường lan rộng làm màu vàng trên viền vảy hẹp lại (thin-frame). Loại “gold-based” khi còn nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu sắc của chúng phát triển lên lưng sớm hơn so với những loại khác. Loại này trông rất hấp dẫn bởi vì khi trưởng thành toàn thân vàng óng giống như thỏi vàng 24K di động! Với loại này, màu vàng đậm ở tâm vảy thường co lại làm màu vàng trên viền vảy rộng (thick-frame).
Hầu hết, quá bối khi còn non sẽ nhìn như có nhiều màu ánh tím, nhưng ánh màu này có thể sẽ thay đổi khi chúng lớn . Vì thế, kể cả các nhân viên trại cá hay người sành điệu cũng chỉ có thể đoán được tương lai về màu sắc của quá bối với khoảng 70-80% độ chính xác khi chúng trưởng thành là màu gì . Những phỏng đoán về màu sắc của quá bối sẽ chính xác hơn khi cá đạt được kích thước từ 25cm trở lên . Ngoài màu nền chủ yếu của vẩy là màu nền tím, một số ít quá bối sẽ có màu nền màu xanh nước biển, vàng hay xanh lá cây . Một con quá bối có kích thước 20cm , với thành viền mỏng vẩn có thể biến dạng thay đổi thành thành viền dầy khi đạt được kích thước khoảng 30-40cm . Vì thế khi chọn mua cá rồng quá bối, ta nên lựa chọn cho thật cẩn thận và hãy yêu quý chúng không cân biết màu sắc sau này của quá bối lúc trưởng thành sẽ là màu gì .
Trong các màu nên của quá bối, màu nền vàng thường rất hiếm, và khi hoàn toàn trưởng thành, quá bối nền vàng sẽ trở nên một thỏi vàng ròng 24K biết bơi, và chúng rất có khả năng làm choáng ngạt người xem . Mặc dầu không tuyệt đối chính xác 100%, có vài đặc điểm mà quá bối nền vàng cần phải có khi còn non, mà người chơi có thể xem xét . Những đặc điểm đó như sau:
1. Tất cả vây của quá bối nền vàng cũng như vẩy cá trên cơ thể cũng sẽ có màu nhạt hơn
2. Khi nhìn quá bối nền vàng lúc còn non từ xa, chúng sẽ nhìn có vẻ vàng hơn là xanh/tím .
3. Viền xoang bao bọc đồng tử (tròng đen) của quá bối nền vàng thường sẽ phải là màu vàng . Vì thế, nếu viền xoang mắt bao bọc tròng đen của quá bối nếu có màu đỏ, thì không thể nào là quá bối nền vàng được .
Thực tế, đôi khi rất khó phân biệt kim long quá bối thuộc loại nào kể trên vì ngày nay người ta lai chéo (cross breed) các loại với nhau. Việc lai chéo cũng giúp tạo ra những loại kim long quá bối đặc biệt như “platinum” và “royal blue”. Những loại mới này rất đẹp nên giá cũng rất cao và thường được bán qua các thị trường cao cấp như Nhật Bản và Đài Loan.
Những con quá bối với màu xanh dương-xanh lá cây trên cơ thể và chúng thường được gọi là “Emerald Blue” (tạm dịch là hoàng thạch xanh) hay vẩy có màu tím đậm còn được gọi mà “Bukit Merah Blue” .
Nhìn chung, kim long quá bối là một trong những giống cá rồng đắt nhất bởi vì chúng hiếm và sinh sản ít hơn so với những giống cá rồng khác. Để tham khảo, chúng tôi xin liệt kê bảng xếp hạng kim long quá bối của William Goh (http://dragonfish.com):/
- Hạng thường: loại “gold-based”, “blue-based” nhạt màu và các loại nền khác. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Màu sắc nhạt hơn so với loại A và AA.
- Hạng A: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc, loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah và “gold-based”. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
- Hạng AA: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc và loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah. Màu phát triển lên toàn bộ hàng vảy thứ 5 và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
- Hạng AAA: loại cá rất hiếm. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và miệng đều một cách hoàn hảo.
- Hạng AAA+: loại cá cực hiếm gồm “gold head”, “full gold” và “platium”. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Loại “gold head” có những vệt màu vàng trên đầu, loại “full gold” toàn thân màu vàng còn loại “platinum” toàn thân ánh bạc. Giá đặc biệt cao.
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG ĐƯỢC HỎI VỀ QUÁ BỐI
Một thắc mắc thông thường được hỏi là “ Quá bối ngoài hoang dã có đẹp hơn quá bối được nuôi trong môi trường nhân tạo ?”
Câu trả lời thường sẽ là “không” . Lý do- người chơi cá rồng vì bất cứ một lý do gì có thể thả con cá quá bối không được hoàn hảo của họ về với thiên nhiên . Trong hoang dã những con quá bối không được đẹp này có thể sẽ bắt cặp với huyết long, klhv, thanh long và tạo nên những con quá bối lai tạo không được đẹp cho lắm với những màu sắc yếu kém, không giống cả bố lẩn mẹ . Chỉ có cá quá bôi bán ra từ trại cá có tiếng đã được chọ lựa kỷ càng trước khi được cho ép giống là nên đáng được người thưởng ngoạn lựa chọn và thu mua .
Môt câu hỏi khác “ Làm sao tôi có thể biết sự khác biệt giữa quá bối hoang dã và quá bối có nguồn gốc từ trại cá ? “
Cá quá bối hoang dã sẽ có phần đầu tròn hơn . Cặp râu của quá bối nơi hoang dã sẽ dài hơn vì chúng được xử dụng nhiều trong chức năng săn mồi . Màu sắc của quá bối hoang dã sẽ rất nhạt nhòa không ấn tượng vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời . Tuy nhiên nếu được nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng, thì chỉ trong vài tháng, tiềm năng màu sắc của quá bối sẽ thay đổi như đã đề cập .
Cuối cùng “ Làm sao tôi có thể lựa quá bối với phẩm chất cao ?”
Đầu tiên bạn phải xác quyết đay là con quá bối chứ không phải là klhv . Khi ở kích thước từ 15-20cm, các hạt trai li ti giáp cận với vây lưng phải có . Đặc điểm này vô cùng quan trọng khi lựa chọn và mua quá bối, vì đây là nơi mà hàng vẩy thứ 6th sẽ xuất hiện đầu tiên . Nếu cá đã được 20-25cm, mà chưa có đặc điểm này, thì bạn nên nghi ngờ ngay lập tức ! Kế tiếp là vẩy của quá bối phải rực sáng và có đặc tính phản xạ ánh kim khi so sanh với klhv .
Về giá cả, quá bối phải đắt hơn klhv từ 4-5X cho một con quá bối với phẩm chất trung bình . Vì thế nếu bạn thấy một con quá bối mà giá được bán ra quá hời thì hãy nên cẩn thận . Xin lưu ý là quá bối platinum sẽ đăt gần gấp đôi giá con quá bối trung bình . Câu “tiền nào của nấy “ rất đúng trong trường hợp này . Cá quá bối có nhữn đặc điểm càng hiếm thì càng có nhiều người ưa chuộng và giá sẽ càng cao .
Một khi bạn đã biết chắc chắn 100% đây là quá bối thì hãy xem xét thêm các điểm sau đây :
1. Vóc dáng của cá rồng kim long quá bối phải thon dài và bản rộng , cân bằng và vây thật to .
2. Vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn phải thật to và bung xòe . Tất cả những đường chỉ đen trên 3 vây này phải đậm nét và rõ ràng .
3. Các hàng vẩy trên cơ thể cá phải rực sáng, và có đặc tính phản xạ . Càng sáng càng tốt .
4. 3 lằn chỉ vàng phía trên đôi mắt phải là màu vàng đậm .
5. Nếu bạn đang dự tính mua cá quá bối với kích thước từ 20cm trở lên, hàm dưới của nên có lằn chỉ vàng chạy dọc theo viền của hàm dưới . Đặc điểm này hiếm, nhưng nếu có được thì đây là một trong những dấu chỉ của một con quá bối đầy tiềm năng .
(còn tiếp)