PDA

View Full Version : Nghệ thuật nuôi chim non.



qualong
04-18-2012, 08:15 AM
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/chim%20canh/18908_chim-hong-tuoc18_2540.jpg




http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/16695_chim-hoanh-hoach-con_2099.jpg

Chim non mà người ta bắt tại ổ ở rừng về, thì cũng là chim rừng, nhưng loại này rất dễ thuần hóa. Nếu chịu khó chăm chút, tập luyện, chim non lớn lên sẽ thành một thứ gia cầm như gà vịt nuôi trong nhà. Nghĩa là có thể nuôi thả tự do, loanh quanh luẩn quẩn ở trong nhà, ở cạnh người nuôi. Miễn là đừng để cho chó mèo săn bắt, hoặc trẻ con hàng xóm dọa nạt làm hoảng hốt mất dần sự dạn dĩ.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/759b967ac84742f4ac0dd0155cd65eea.jpg

Đã là chim non bắt trong ổ thì phần nhiều chưa biết ăn, hoặc ăn chưa rành. Ta là người nuôi phải đóng vai trò người vú. Công việc này thật là vất vả, nhưng cũng chỉ một tháng là cùng. Vì theo bản năng thiên phú, chim ra ràng thì tự động biết ăn, không cần ai đút mớm.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/19b876d8dacb020b7c2be8c886630e7c.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/blackandred_broadbill_nestling_sp.jpg

Trước hết, ta phải tạo cho chim non một cái tổ nhân tạo thật ấm áp, lót bằng rơm hay cỏ khô. Lớp rơm này vài ngày nên thay đổi một lần, vì chim non phóng uế liền liền, chứ không như chim lớn, có lẽ do chim non ăn nhiều. Người nuôi phải biết rõ điều này để siêng năng cần mẫn đút mồi cho chim. Cứ cách nửa giờ ta cho chim non ăn một lần. Khi đói, chúng tự động há mỏ ra đòi ăn, và khi no, dù cậy miệng, chúng cũng không há mỏ. Chim non được hai tháng tuổi đã bắt đầu tập hót, nếu là chim trống. Tiếng hót của chúng chỉ là tiếng rè rè, đôi khi nghe không được. Nhưng, con chim nào siêng hót, ta có thể dự đoán được ngay. Thường thì phần đông nghệ nhân không muốn nuôi chim non, vì theo họ chim non khi khôn lớn sẽ hót không "bài bản" bằng chim bổi và có giọng rừng.

Điều đó thì đúng, nhưng từ chối việc nuôi chim non thì e rằng sai.

Con chim non sống với mình từ nhỏ nên dễ nuôi, lại dạn dĩ. Nó có thể sống với mình suốt một thời gian dài, vì tuổi đời một con chim có thể đến mười lăm năm. Mười lăm năm đâu phải là ngắn ngủi, đó là một phần tư, một phần năm của đời người. Như vậy, không uổng công ta chăm nuôi, săn sóc.

Còn con chim có giọng hay (giọng rừng) hay không còn là do ở mình. Nếu mình cứ cho nó thường xuyên tập luyện, như trẻ nhỏ ngày ngày cắp sách tới trường, dần dần rồi cũng đọc thông viết thạo. Chim cũng thế, phải có phương pháp tập luyện cho chim hót thì chim hót mới hay. Nói một cách khác, ta cần tìm cho mình con chim siêng hót, còn hót hay chính là chuyện mà ta phải lo.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/putehbabies1.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/putehbabies3.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/putehbabies2.jpg



tổ chim chích chòe than.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/97fdc9b7384dd9e57ce5a43eb945862a.jpg

khoảng khắc đẹp về gia đình chích chòe than...

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/8b27a0d8fad96edf15fe4aa83903f6e3.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/fb752fcd795c33b5cf1d343d95a7cd9c.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/677bc4b1e620f62571bc105a3c30ea89.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/995b947a0b09da6b0784abe7c973fe0c.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/9d126262c0d8e56319291b06b72e09b3.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/a2e938eb96157972f3d888482ba97c40.jpg

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/434a78beef5b5edca7ec91343a6199c9.jpg

(sưu tầm)