Hola
11-27-2008, 10:09 PM
Tại sao nhuộm màu cá lại là việc làm độc ác
Tiến sĩ Stan MacMahon và Peter Burgess - nguồn www.PracticalFishKeeping.uk (http://www.practicalfishkeeping.uk/)
http://www.diendancacanh.com/pictures/kinhnghiem/dyefish.JPG
Áp phích kêu gọi cam kết không mua bán cá nhuộm màu được phát động bởi tạp chí PFK (Practice Fishkeeping) vào năm 1996.
Vài người nuôi cá, và ngay cả một vài nhà kinh doanh cá có thể ngạc nhiên tại sao lại có quá nhiều điều tiếng xung quanh vấn đề nhuộm màu cho cá. Bề ngoài, việc nhuộm màu hay “sơn” cá có vẻ vô thưởng vô phạt và những cá thể được nhuộm màu nhân tạo trông rất bắt mắt bởi màu sắc đa dạng. Vì vậy, tại sao chúng ta thúc dục mọi người tình nguyện tẩy chay việc kinh doanh chúng? Điều tra của chúng tôi sẽ vạch trần sự thực đàng sau huyền thoại về cá nhuộm màu.
Cá Disco
Lần đầu tiên chúng tôi thấy cá nhuộm màu là vào cuối những năm 1980. Hàng ngàn cá thuỷ tinh (glassfish - Parambassis ranga - tên cũ Chanda ranga) nhuộm màu nhân tạo được nhập khẩu vào nước Anh.
Gọi chúng là cá thuỷ tinh bởi vì cơ thể chúng hầu như trong suốt, nên hiển nhiên là đối tượng lý tưởng cho việc nhuộm màu. Một khi được nhuộm, chúng xuất hiện dưới ánh đèn huỳnh quang với nhiều màu từ xanh dương, tím, đỏ, vàng, cam đến xanh lá cây.
Chúng đã (và hãy còn) được nhập khẩu dưới các tên “cá màu” hay “cá Disco” (có lẽ vì màu sắc của chúng tương tự đèn màu huỳnh quang trong các sàn nhảy discotheque).
Cách nhuộm?
Với ý định tìm hiểu về cách nhuộm chúng tôi quyết định tiến hành một nghiên cứu nhỏ. Một vài con cá thuỷ tinh được làm bất động bằng chất gây mê MS222 rồi đem quan sát dưới kính hiển vi. Điều không thể chối cãi là chất nhuộm không chỉ hiện diện trên bề mặt mà còn nằm sâu bên dưới lớp da cá.
Hơn nữa, chất nhuộm xuất hiện dưới dạng lỏng và có thể di chuyển chút ít khi ta ấn nhẹ lên bề mặt da nơi được nhuộm màu.
Chúng tôi cho rằng, chất nhuộm màu được tiêm vào cá tại nhiều điểm trên cơ thể để tạo ra các màu sắc khác biệt. Sự e ngại của chúng tôi được xác nhận vài năm sau đó khi chúng tôi được thấy các bức ảnh về quá trình nhuộm màu; chứng tỏ rằng, mỗi con cá được tiêm chất nhuộm màu một cách riêng rẽ bằng xi-lanh và kim tiêm.
Việc này được thực hiện trong các trang trại cá cảnh tại vài vùng ở châu Á (ngoại trừ Singapore theo chúng tôi được biết). Rõ ràng, tên phổ biến “cá thuỷ tinh màu” là một sự diễn tả nhầm lẫn với ý đồ độc ác.
Nếu người ta so sánh kích thước lỗ đâm của kim tiêm với cá thuỷ tinh, nó sẽ tương đương với việc chúng ta nhận nhiều mũi đâm có kích thước bằng đường kính cây bút chì – đây không phải là sự liên tưởng thú vị gì.
Là những nhà khoa học có kinh nghiệm, chúng tôi không mong muốn tiêm cá với ngay cả mũi tiêm có kích thước nhỏ. Không nghi ngờ gì nữa, việc tiêm chích hiển nhiên vi phạm nghiêm trọng các vấn đề về đạo đức.
Làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh...
Một khảo sát chúng tôi thực hiện tại miền nam nước Anh chứng tỏ rằng 40% cá thuỷ tinh màu bị nhiễm vi-rus đốm trắng (lymphocystis). Bệnh làm xuất hiện những đốm trắng trên cơ thể và vây cá.
Quan sát một cá thể bị bệnh đốm trắng dưới kính hiển vi điện tử khẳng định chuẩn đoán của chúng tôi là đúng. Ngược lại, chỉ dưới 10% cá thuỷ tinh tự nhiên (không bị “sơn phết”) là mắc bệnh này.
Nhiều khả năng việc tiêm chích làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh, có lẽ bằng việc lây truyền vi-rus từ cá này sang cá khác thông qua kim tiêm (nghĩa là sử dụng một kim tiêm để chích cho từ mười đến hàng trăm cá thể).
Khả năng khác, sự căng thẳng gây ra bởi việc tiêm chích làm giảm khả năng miễn dịch của cá đối với bệnh đốm trắng. Có thể nói rằng, theo hiểu biết của chúng tôi, những con cá thuỷ tinh sống sót qua quá trình tiêm chích sẽ tiếp tục sống một cách khá bình thường cho dù có chứa chất nhuộm màu loè loẹt bên trong cơ thể chúng. Theo thời gian, màu nhuộm sẽ nhạt dần.
Vấn đề đạo đức
Nhiều người tin rằng cá không cảm thấy đau và vì vậy tiêm chúng bằng chất nhuộm màu là hoàn toàn chấp nhận được. Thực tế, ngày càng có nhiều chứng cứ khoa học chứng tỏ rằng cá hoàn toàn có cảm giác đau đớn, mặc dù chúng ta không có cách gì để biết được chúng có cảm nhận sự đau đớn giống như chúng ta hay không.
Vì vậy, tiêm chất nhuộm màu là một trải nghiệm đau đớn cho những con cá thuỷ tinh tội nghiệp. Thật bất công, nhiều nhà kinh doanh và nuôi cá đã hiểu lầm, giống như chúng tôi lúc ban đầu; họ thường nghĩ rằng chúng chỉ đơn giản được sơn phết bằng chất màu ở bên ngoài mà thôi.
Bây giờ thì sự thật đã được phơi bày, và đây là lúc để ngăn chặn những hành động độc ác này, một lần và mãi mãi.
Một số loài bị nhuộm màu khác
Cá thuỷ tinh không phải là loài duy nhất là đối tượng của việc nhuộm màu nhân tạo. Nhiều loài cá bạch tạng cũng là “vải nền” lý tưởng để nhuộm màu. Chúng tôi theo dõi thấy nhiều cá nhuộm màu nhân tạo xuất hiện ở Anh, và nghi ngờ rằng còn nhiều con khác nữa; chẳng hạn loài bạch tạng thuộc chi cá nheo Corydoras như loài aeneus, cá tứ vân (Tiger barbs); loài bạch tạng thuộc chi Epalzeorhynchus (tên cũ Labeo) như loài Red-finned shark; cá cánh buồm (Black widow tetras); cá Phượng Hoàng (Ram cichlids) và vài loài thuộc chi Botia. Dạng nhuộm thông thường của chúng là màu đỏ hay xanh dương trên một phần thân thể, nhưng nhuộm màu không sáng và đậm như ở cá thuỷ tinh.
Những loài cá mà thân có màu nhạt hay gần như trong suốt như cá thuỷ tinh thuộc chi Kryptoterus cũng là đối tượng phải chịu đựng điều này.
Chiến dịch ngăn cấm cá nhuộm màu của tạp chí PFK (Practical Fishkeeping)
Tạp chí PFK phát động một chiến dịch có thưởng khởi đầu vào năm 1996 và kêu gọi các tiệm bán lẻ cá cảnh ký cam kết không bán cá nhuộm màu. Hầu hết các tiệm bán lẻ cá cảnh ở nước Anh đã ký vào bản cam kết và kết quả là cá nhuộm màu không còn phổ biến nữa ở nước Anh ngày nay
Tiến sĩ Stan MacMahon và Peter Burgess - nguồn www.PracticalFishKeeping.uk (http://www.practicalfishkeeping.uk/)
http://www.diendancacanh.com/pictures/kinhnghiem/dyefish.JPG
Áp phích kêu gọi cam kết không mua bán cá nhuộm màu được phát động bởi tạp chí PFK (Practice Fishkeeping) vào năm 1996.
Vài người nuôi cá, và ngay cả một vài nhà kinh doanh cá có thể ngạc nhiên tại sao lại có quá nhiều điều tiếng xung quanh vấn đề nhuộm màu cho cá. Bề ngoài, việc nhuộm màu hay “sơn” cá có vẻ vô thưởng vô phạt và những cá thể được nhuộm màu nhân tạo trông rất bắt mắt bởi màu sắc đa dạng. Vì vậy, tại sao chúng ta thúc dục mọi người tình nguyện tẩy chay việc kinh doanh chúng? Điều tra của chúng tôi sẽ vạch trần sự thực đàng sau huyền thoại về cá nhuộm màu.
Cá Disco
Lần đầu tiên chúng tôi thấy cá nhuộm màu là vào cuối những năm 1980. Hàng ngàn cá thuỷ tinh (glassfish - Parambassis ranga - tên cũ Chanda ranga) nhuộm màu nhân tạo được nhập khẩu vào nước Anh.
Gọi chúng là cá thuỷ tinh bởi vì cơ thể chúng hầu như trong suốt, nên hiển nhiên là đối tượng lý tưởng cho việc nhuộm màu. Một khi được nhuộm, chúng xuất hiện dưới ánh đèn huỳnh quang với nhiều màu từ xanh dương, tím, đỏ, vàng, cam đến xanh lá cây.
Chúng đã (và hãy còn) được nhập khẩu dưới các tên “cá màu” hay “cá Disco” (có lẽ vì màu sắc của chúng tương tự đèn màu huỳnh quang trong các sàn nhảy discotheque).
Cách nhuộm?
Với ý định tìm hiểu về cách nhuộm chúng tôi quyết định tiến hành một nghiên cứu nhỏ. Một vài con cá thuỷ tinh được làm bất động bằng chất gây mê MS222 rồi đem quan sát dưới kính hiển vi. Điều không thể chối cãi là chất nhuộm không chỉ hiện diện trên bề mặt mà còn nằm sâu bên dưới lớp da cá.
Hơn nữa, chất nhuộm xuất hiện dưới dạng lỏng và có thể di chuyển chút ít khi ta ấn nhẹ lên bề mặt da nơi được nhuộm màu.
Chúng tôi cho rằng, chất nhuộm màu được tiêm vào cá tại nhiều điểm trên cơ thể để tạo ra các màu sắc khác biệt. Sự e ngại của chúng tôi được xác nhận vài năm sau đó khi chúng tôi được thấy các bức ảnh về quá trình nhuộm màu; chứng tỏ rằng, mỗi con cá được tiêm chất nhuộm màu một cách riêng rẽ bằng xi-lanh và kim tiêm.
Việc này được thực hiện trong các trang trại cá cảnh tại vài vùng ở châu Á (ngoại trừ Singapore theo chúng tôi được biết). Rõ ràng, tên phổ biến “cá thuỷ tinh màu” là một sự diễn tả nhầm lẫn với ý đồ độc ác.
Nếu người ta so sánh kích thước lỗ đâm của kim tiêm với cá thuỷ tinh, nó sẽ tương đương với việc chúng ta nhận nhiều mũi đâm có kích thước bằng đường kính cây bút chì – đây không phải là sự liên tưởng thú vị gì.
Là những nhà khoa học có kinh nghiệm, chúng tôi không mong muốn tiêm cá với ngay cả mũi tiêm có kích thước nhỏ. Không nghi ngờ gì nữa, việc tiêm chích hiển nhiên vi phạm nghiêm trọng các vấn đề về đạo đức.
Làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh...
Một khảo sát chúng tôi thực hiện tại miền nam nước Anh chứng tỏ rằng 40% cá thuỷ tinh màu bị nhiễm vi-rus đốm trắng (lymphocystis). Bệnh làm xuất hiện những đốm trắng trên cơ thể và vây cá.
Quan sát một cá thể bị bệnh đốm trắng dưới kính hiển vi điện tử khẳng định chuẩn đoán của chúng tôi là đúng. Ngược lại, chỉ dưới 10% cá thuỷ tinh tự nhiên (không bị “sơn phết”) là mắc bệnh này.
Nhiều khả năng việc tiêm chích làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh, có lẽ bằng việc lây truyền vi-rus từ cá này sang cá khác thông qua kim tiêm (nghĩa là sử dụng một kim tiêm để chích cho từ mười đến hàng trăm cá thể).
Khả năng khác, sự căng thẳng gây ra bởi việc tiêm chích làm giảm khả năng miễn dịch của cá đối với bệnh đốm trắng. Có thể nói rằng, theo hiểu biết của chúng tôi, những con cá thuỷ tinh sống sót qua quá trình tiêm chích sẽ tiếp tục sống một cách khá bình thường cho dù có chứa chất nhuộm màu loè loẹt bên trong cơ thể chúng. Theo thời gian, màu nhuộm sẽ nhạt dần.
Vấn đề đạo đức
Nhiều người tin rằng cá không cảm thấy đau và vì vậy tiêm chúng bằng chất nhuộm màu là hoàn toàn chấp nhận được. Thực tế, ngày càng có nhiều chứng cứ khoa học chứng tỏ rằng cá hoàn toàn có cảm giác đau đớn, mặc dù chúng ta không có cách gì để biết được chúng có cảm nhận sự đau đớn giống như chúng ta hay không.
Vì vậy, tiêm chất nhuộm màu là một trải nghiệm đau đớn cho những con cá thuỷ tinh tội nghiệp. Thật bất công, nhiều nhà kinh doanh và nuôi cá đã hiểu lầm, giống như chúng tôi lúc ban đầu; họ thường nghĩ rằng chúng chỉ đơn giản được sơn phết bằng chất màu ở bên ngoài mà thôi.
Bây giờ thì sự thật đã được phơi bày, và đây là lúc để ngăn chặn những hành động độc ác này, một lần và mãi mãi.
Một số loài bị nhuộm màu khác
Cá thuỷ tinh không phải là loài duy nhất là đối tượng của việc nhuộm màu nhân tạo. Nhiều loài cá bạch tạng cũng là “vải nền” lý tưởng để nhuộm màu. Chúng tôi theo dõi thấy nhiều cá nhuộm màu nhân tạo xuất hiện ở Anh, và nghi ngờ rằng còn nhiều con khác nữa; chẳng hạn loài bạch tạng thuộc chi cá nheo Corydoras như loài aeneus, cá tứ vân (Tiger barbs); loài bạch tạng thuộc chi Epalzeorhynchus (tên cũ Labeo) như loài Red-finned shark; cá cánh buồm (Black widow tetras); cá Phượng Hoàng (Ram cichlids) và vài loài thuộc chi Botia. Dạng nhuộm thông thường của chúng là màu đỏ hay xanh dương trên một phần thân thể, nhưng nhuộm màu không sáng và đậm như ở cá thuỷ tinh.
Những loài cá mà thân có màu nhạt hay gần như trong suốt như cá thuỷ tinh thuộc chi Kryptoterus cũng là đối tượng phải chịu đựng điều này.
Chiến dịch ngăn cấm cá nhuộm màu của tạp chí PFK (Practical Fishkeeping)
Tạp chí PFK phát động một chiến dịch có thưởng khởi đầu vào năm 1996 và kêu gọi các tiệm bán lẻ cá cảnh ký cam kết không bán cá nhuộm màu. Hầu hết các tiệm bán lẻ cá cảnh ở nước Anh đã ký vào bản cam kết và kết quả là cá nhuộm màu không còn phổ biến nữa ở nước Anh ngày nay