PDA

View Full Version : tham khảo bên lề gây mê cá ...



qualong
05-16-2012, 08:41 PM
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy có loại tôm, cá được vận chuyển từ Bắc vào Nam nhưng vẫn bơi lội tung tăng như chưa từng trải qua quãng đường xa hàng nghìn cây số. Nhưng thực tế, để làm được điều này, dân trong nghề đều phải có "bí kíp" riêng.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/images672004_gayme2top.jpg

Gây mê cho… tôm, cá .

Từ trước tới nay, người ta chỉ thường nghe nói gây mê cho người để tiến hành những ca phẫu thuật trong bệnh viện chứ chưa mấy ai nghe tới gây mê cho tôm cá bao giờ. Nhưng với dân trong nghề thủy hải sản thì việc này đã thành quen. Với những dân buôn thủy hải sản lâu năm và “chuyên nghiệp”, gây mê đã trở thành “bí kíp” để ‘hàng” của họ được tươi sống như vừa mới bắt lên dù vận chuyển đi xa cả nghìn cây số.

Tình cờ nói chuyện với một cô gái người miền biển tên H. lên Hà Nội làm giúp việc, tôi được H. kể cho nghe chuyện những người đi đánh bắt xa bờ ở quê hay dùng phương pháp “ru ngủ” bằng thuốc mê cho những con cá giá trị đánh bắt được để khi thuyền trở vào bờ, cá được đánh thức lại bơi lội như "chưa có chuyện gì xảy ra". Những người buôn bán, phải vận chuyển thủy, hải sản đi xa để phân phối mà muốn tôm, cá không bị chết cũng áp dụng cách này.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/images672001_gayme1.jpg
Theo anh Q., những loài cá đắt tiền vận chuyển từ Nam ra đều được gây mê. (Ảnh chụp cá tầm tại đại lý của anh Q. (Ảnh: Nhật Nam)

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện của H., vào vai một sinh viên khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của ĐH Nông nghiệp đang làm bài tập về đề tài “Các phương pháp vận chuyển thủy hải sản”, tôi làm quen với các đại lý buôn bán thủy hải sản nhờ giúp đỡ và được họ tiết lộ những “bí mật” trong nghề.

Người đầu tiên tôi tiếp cận là anh Q., chủ một đại lý phân phối thủy hải sản ở chợ Thành Công, Hà Nội. Khi tôi đề cập tới các phương pháp vận chuyển thủy hải sản đi xa, anh Q. cho hay, anh không trực tiếp thực hiện việc vận chuyển bởi chỉ nhận hàng từ các đầu mối chở tới nhưng đúng là những người vận chuyển dùng phương pháp gây mê để tránh cho tôm cá bị chết khi... đi dọc đường.

“Hồi mới làm nghê này, bắt mối với những lái buôn vùng biển, họ đều hứa có cách vận chuyển tôm cá cho mình để khi tới nơi, đảm bảo hàng vẫn sống khỏe. Làm đại lý được một thời gian tôi mới biết họ vận chuyển bằng cách gây mê cho chúng”, anh Q. nói.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/images672002_gayme2.jpg
Một chú cá rồng đã được gây mê bằng hóa chất MS222. (Ảnh: Arowana)

Theo anh Q., cả tôm, cua, ghẹ và cá khi vận chuyển đều dùng phương pháp gây mê nhưng đối với tôm, cua, ghẹ, người ta chỉ cần “sốc nhiệt” cho chúng mê man, sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì “đánh thức”. Phương pháp này không cần sử dụng thuốc mà chỉ làm giảm nhiệt độ đột ngột bằng cách cho đá lạnh vào nước khiến tôm rơi vào trạng thái ngủ đông.

Còn đối với cá, cơ địa của chúng khác tôm, cua nên không thể áp dụng phương pháp ngủ đông được mà phải gây mê bằng thuốc. Tuy nhiên, gây mê cá bằng thuốc như thế nào thì anh Q. không nắm rõ. “Cái này phải hỏi bên đầu mối chứ phức tạp lắm, mình không làm nên không biết”, anh Q. nói và cho tôi một số điện thoại đầu mối tận Vũng Tàu để tìm hiểu.

Liên hệ với số điện thoại 0904.707. tôi được người đàn ông tên Huỳnh tiếp chuyện. Anh Huỳnh cho hay, tiến hành gây mê một số loại cá bằng cách hòa thuốc mê theo lượng nhất định vào bể nước đựng cá, đến khi cá lịm đi thì vận chuyển. “Trong khi vận chuyển vẫn phải để cá trong môi trường nước có sục ô xi, tùy vào quãng đường, thời gian vận chuyển mà hòa tỷ lệ thuốc mê khác nhau để căn giờ cá tỉnh. Cái này phải người trong nghề lâu năm mới thành thạo được”, anh Huỳnh tiết lộ.

Cá được gây mê bằng loại thuốc nào ?

Sau một hồi trò chuyện, tôi ngỏ ý muốn biết tên loại thuốc dùng gây mê cá để mách một người bà con, anh Huỳnh từ chối với lý do đó là “bí mật nghề nghiệp”. Tuy nhiên, trước khi cúp máy, anh Huỳnh nói thêm: “Gây mê thì có nhiều loại nhưng không phải dễ mua và cũng chỉ nên gây mê cho những loại cá giá trị như cá mú, cá tầm... Nếu ở trong này thì ra chợ sỉ lẻ dược Phú Thọ, quận 11 hoặc chợ Kim Biên TP HCM mà tìm”.

Tôi đem câu chuyện về gây mê tôm cá tới gặp thầy Kim Văn Vạn, trưởng bộ môn nuôi trồng thủy sản, ĐH Nông nghiệp Hà Nội để tìm hiểu thêm, thầy Vạn cho hay: “Phương pháp gây mê bằng hóa chất đã được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng tôi mới chỉ biết người ta thường gây mê để vận chuyển, làm thủ thuật cho các loài cá rất đắt tiền như cá rồng hoặc các loại cá bố mẹ từ nước ngoài về nhân giống trong nước chứ chưa nghe đến việc gây mê cho cá thực phẩm bằng thuốc”.

http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/images672003_gayme3.jpg
Một loại thuốc gây mê MS222 nhưng khá hiếm và đắt trên thị trường.

Loại hóa chất được sử dụng trong thủy sản để gây mê cá mà thầy Vạn nhắc tới có tên là MS 222 không độc với thủy sản. Thầy Vạn cho biết, sử dụng hóa chất này để gây mê bằng cách hòa tan chất gây mê trong nước, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào. Chất gây mê thâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển sang trạng thái mê.

Mặc dù kỹ thuật gây mê cho thủy sản không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi đào tạo các bác sĩ và kỹ thuật viên như đối với người, tuy nhiên những hiểu biết để thực hành đúng kỹ thuật gây mê cũng rất cần thiết, vì nếu sử dụng không đúng loại chất gây mê, hoặc sử dụng quá liều, thời gian gây mê quá dài có thể làm cá chết hàng loạt.

Tuy nhiên, theo thầy Vạn, loại hóa chất MS222 này hiện không được bán phổ biến trong nước và giá thành khá đắt nên để các lái buôn sử dụng loại hóa chất này là điều khó xảy ra.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Văn Chương, chủ nhiệm khoa gây mê, bệnh viện 103, cho hay, đã từng biết đến việc gây mê cho cá để vận chuyển. Tuy nhiên, theo bác sĩ Chương, dù là loại nào đối với cá dùng làm thực phẩm, nếu được gây mê với liều lượng nhỏ thì không ảnh hưởng tới người tiêu dùng nhưng nếu ngược lại thì hậu quả chưa biết thế nào. “Cá được gây mê trong quá trình vận chuyển sau đó được tỉnh lại bơi trong nước như bình thường thì vẫn an toàn cho người ăn bởi khi cá tỉnh lại nghĩa là thuốc mê cũng đã hết tác dụng, chất gây mê đã được cá đào thải ra ngoài qua gan và thận nên người tiêu dùng có thể yên tâm”, bác sĩ Chương nói.
sưu tầm

Thanks mọi người đã ghé xem !!!

cdef
05-16-2012, 09:55 PM
Thông tin thật bổ ích, thanks bác

174274
05-16-2012, 11:22 PM
Tks pro Qualong đã chia sẽ ! Nhưng chắc ko bao giờ dám thực hiện cho em cưng của mình đâu .

tuan_anh03
05-17-2012, 09:20 AM
Cám ơn anh Qualong đã chia sẻ.
Em đã thực hiện gây mê để phẫu thuật vây đuôi cho cá. Thấy rất vui vì cá mình vẫn khỏe mạnh.
Chúc cho tất cả các thành viên đam mê cá đừng bao giờ sử dụng thuốc gây mê cho chú cá thân yêu của mình.

manh_hungc@yahoo.com
05-17-2012, 09:28 AM
Bây giờ đã có các loại thuốc gây mê hiệu quả cho cá và dễ mua rồi đúng ko anh?

Megatron
05-17-2012, 09:51 AM
Bài viết rất hay, sẳn đây anh Qualong cho em hỏi muốn phẩu thuật như cắt râu, cắt vây thì liều dùng như thế nào, làm cách nảo dể đánh thức cá sau khi phẩu thuật xong ? Thanks Anh nhiều.

tuan_anh03
05-17-2012, 10:09 AM
Bài viết rất hay, sẳn đây anh Qualong cho em hỏi muốn phẩu thuật như cắt râu, cắt vây thì liều dùng như thế nào, làm cách nảo dể đánh thức cá sau khi phẩu thuật xong ? Thanks Anh nhiều.

Mình đã phẫu thuật chú cá của mình. Mình xin trả lời câu hỏi của bạn:
Bạn muốn phẫu thuật ư.
1. Bắt em nó bỏ vào cái bao ny long với mực nước gấp 1,5 lần bề dày thân cá.
2. Nhỏ thuốc mê từ từ ( mỗi lần 3 giọt, sau đó chờ 2 hoặc 3 phút) lên thành bao ny lon để thuốc từ từ chảy xuống bao, giúp cá thích ứng dần với thuốc. Tránh đổ trực tiếp vì sẽ làm cá bị shock và có thể bị quá liều.
3. Sau khi nhỏ thuốc, đến khi nào mà mình có thể dùng bàn tay đỡ chú cá lên mà cá không nhảy nhót, nằm im trên tay mình. Mình có thể vuốt chú cá mà chú cá không động đậy thì okie. Cá đã hôn mê. Hãy chú.
Vì đối với những chú cá khác nhau, có cơ địa khác nhau nên liều lượng thuốc cũng rất khác nhau. Thì theo cách mình đã làm, cá mình phẫu thuật xong, bỏ vào lại môi trường cũ sau 30s thì cá bơi tung tăng như ngày xưa.
Link tham khảo: http://cacanhhonganh.com.vn/forum/showthread.php?t=12018.
Chúc các mem ngày mới vui vẻ.

lucas ha
05-17-2012, 10:28 AM
Thaks a Quang chia sẽ cùng ae

lmhoa
05-17-2012, 10:51 AM
Cám ơn anh Qualong đã chia sẻ.
Em đã thực hiện gây mê để phẫu thuật vây đuôi cho cá. Thấy rất vui vì cá mình vẫn khỏe mạnh.
Chúc cho tất cả các thành viên đam mê cá đừng bao giờ sử dụng thuốc gây mê cho chú cá thân yêu của mình.

phẫu thuật lên tay nghề rồi hen, đừng có ngứa nghề có sẵn thuốc trong tay mà làm bác sĩ hoài đó nghe :smile:

tuan_anh03
05-17-2012, 11:23 PM
phẫu thuật lên tay nghề rồi hen, đừng có ngứa nghề có sẵn thuốc trong tay mà làm bác sĩ hoài đó nghe :smile:

Lên tay rồi nhưng mà em có PS: chúc các bạn đừng bao giờ sử dụng thuốc mê mà.

phuctho234
05-17-2012, 11:39 PM
1 kinh nghiệm bổ ích thank anh Quang...