qualong
07-11-2012, 12:37 PM
Nhờ phương phá biến đổi gen, một trang trại cá giống ở Đài Loan đã lai tạo thành công giống cá huỳnh quang đầu tiên trên thế giới.
Giống cá này là sản phẩm hợp tác của một trang trại cá giống ở Đài Loan với một công ty công nghệ sinh học. Nhờ phương pháp biến đổi gen, một loài cá phát sáng đã chính thức được khai sinh. Được biết, loài cá này có tên là cá "Thiên thần".
Theo chủ tịch công ty công nghệ sinh học JY Lin, loài cá này hoàn toàn có khả năng nhân giống và sinh sản bình thường như các loại cá khác.
Loài cá này chủ yếu được nuôi để làm cảnh và theo thông tin từ công ty khai sinh cá thiên thần, trong thời gian tới, họ sẽ cung cấp cá phát sáng rộng rãi trên thị trường với giá 30USD một con.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-3.jpg
Cá thiên thần phát sáng trong bóng tối.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-2.jpg
Loài cá này chủ yếu được nuôi để làm cảnh.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-1.jpg
Cá thiên thần có giá 30 USD mỗi con.
tham khảo thêm !!!
Công ty Taikong Corp tại Đài Loan kinh doanh cá cảnh phát đạt. Sự thành công này một phần là do ông chủ tịch rất thích cá cảnh: ông đam mê tìm tòi lai tạo ra những giống cá khác nhau.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca-canh.jpg
Chính vì vậy, các loại cá cảnh của công ty luôn được chào đón trên thị trường. Ở nhà ông chủ tịch cũng có một bể cá cảnh lớn và đẹp. Thú vui hàng ngày sau giờ làm việc của ông là chăm sóc và ngắm nghía cá cảnh.
Một hôm, sau bữa cơm tối với cả gia đình, trong khi ông đang say sưa bên bể cá thì điện vụt tắt. Đột nhiên bị mất hứng, ông chủ tịch cảm thấy rất bực bội. Chợt có ánh đèn ô tô chiếu từ ngoài đường vào, ông phát hiện trên đường viền của mấy chú cá sáng lóe lên. Những vệt sáng này chuyển động theo sự uốn lượn của thân cá trông tuyệt đẹp rồi lại mất ngay. Chiếc xe ôtô đi qua, điện cũng sáng trở lại. Nhưng đọng trong tâm trí ông chủ lúc đó là một nỗi ám ảnh về vệt sáng tuyệt vời trên thân những chú cá. Một ý tưởng mới hình thành. Ông tìm đến những nhà sinh học, biến ý tưởng của mình thành đề tài cho họ. Cuối cùng vào đầu năm 2001, trên thị trường xuất hiện một loại cá mới có khả năng phát sáng rất độc đáo và đẹp mắt.
Khi những con cá cảnh mới này được bày bán lần đầu tiên, có người đã bỏ ra 20 USD để mua lại nó trong khi giá bán chính thức chỉ có 1,8 USD. Chỉ 3 năm sau, vào năm 2004, doanh thu từ loại cá này đã chiếm khoảng 20% tổng thu nhập của công ty. Năm 2003, Tạp chí Time của Mỹ thậm chí còn xếp loại cá có thể phát quang trong bóng tối là một trong những phát minh đặc sắc nhất.
Như thế, với thú chơi cá cảnh tao nhã, công phu, nó đòi hỏi không chỉ sự đam mê và tâm huyết, mà còn cả kiến thức khoa học lẫn văn hoá. Thị trường cá cảnh trên khắp thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng đến mức có thể được coi là không giới hạn đã bừng tỉnh nhờ phát kiến này. Chính ông chủ tịch đã phát hiện ra được nhu cầu ngắm nghía những con cá phát sáng của những người yêu thích cá cảnh. Từ đó nảy sinh ra ý tạo ra những loài loài cá cảnh có khả năng phát quang trong bóng tối, để những người mê cá có thể chiêm ngưỡng chúng mà không cần phải thắp đèn sáng choang.
Việt Nam cấy ghép thành công cá phát sáng
Cá phát sáng do cấy ghép gien đã được tạo ra ở Việt Nam. Hàng chục con cá phát sáng hiện đang được lưu giữ cẩn thận tại Phòng thí nghiệm tế bào gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
Cá phát sáng được tạo ra là cá ngựa vằn, tên tiếng Anh là Zeabra fish, tên khoa học Danio rerio. Sau khi được chuyển gien, cá đã phát sáng màu xanh biển đẹp lạ kì trong ánh sáng yếu và càng sáng hơn trong bóng tối. Thực nghiệm này do nhóm nghiên cứu Công nghệ sinh học trên người và động vật – Phòng Nghiên cứu Tế bào gốc, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM thực hiện.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng gien GFP (Green Fluorescent Protein) lấy từ con sứa biển để chuyển đổi gien của cá ngựa vằn bằng kỹ thuật bắn gien. Thông qua kỹ thuật bắn gien, các nhà khoa học đã dùng hoá chất ( Plasmid) pTracer – CMV2 để gắn gien vào tế bào gốc phôi cá (trứng cá) .
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca_phat_sang1.jpg
Cá phát sáng, nhìn trong phòng tối (Ảnh: Phòng Nghiên cứu Tế bào gốc)
Những con cá ngựa này sau quá trình chuyển gien nói trên trong điều kiện ánh sáng bình thường có màu hồng nâu, nhưng khi ánh sáng chuyển màu huỳnh quang nhạt, cá sẽ chuyển màu xanh sáng. Đặc biệt, cơ thể chúng sẽ phát ánh sáng xanh huỳnh quang trong bóng đêm.
Lứa cá đầu tiên có 12 con đang lứa tuổi trưởng thành, sinh sản, có chiều dài khoảng 2,5 cm và đã cho ra đời lứa con đầu tiên, cũng có khả năng tự phát sáng.
Điều kiện nuôi những con cá đặc biệt này không đổi so với cá ngựa vằn thông thường. Thức ăn cho cá và thời gian trưởng thành, sinh sản của cá hoàn toàn bình thường. Thời gian sống của cá vẫn giữ nguyên 20 ngày.
Theo ThS. Phan Kim Ngọc thuộc nhóm nghiên cứu trên, ý tưởng về đề tài cá phát sáng bắt đầu từ năm 2004. Sau 3 năm thực nghiệm, đến nay mới tạo được cá phát sáng. Trong thời gian tới, nhóm sẽ dùng phương pháp bắn gien của san hô vào cá ngựa vằn để có thể nhìn được ánh sáng của cá trong cả ban ngày, trong ánh sáng thường chứ không nhất thiết sáng trong đêm.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc cho biết, nhóm có nghiên cứu chuyển gien trên chuột và heo cùng phương pháp này nhưng chưa thành công.
Ở loài cá ngựa vằn (động vật bậc thấp) có cấu trúc sinh học đơn giản nên khi cấy gien sứa vào tế bào phôi trứng cá, gien sứa có khả năng bám chặt và phát triển trên phôi cá. Còn ở chuột và heo (động vật bậc cao), việc cấy gien rất khó thành công trong quá trình phát triển.
Từ thí nghiệm này, cho phép nghĩ tới tính ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn trong y, dược, môi trường và cả công nghệ thẩm mỹ khi tạo những nét mới cho động vật.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca_phat_sang2.jpg
Cá phát sáng, chụp dưới ánh đèn trong phòng (Ảnh: V. Giang)
(sưu tầm)
Thanks mọi người đã ghé xem !!!
Giống cá này là sản phẩm hợp tác của một trang trại cá giống ở Đài Loan với một công ty công nghệ sinh học. Nhờ phương pháp biến đổi gen, một loài cá phát sáng đã chính thức được khai sinh. Được biết, loài cá này có tên là cá "Thiên thần".
Theo chủ tịch công ty công nghệ sinh học JY Lin, loài cá này hoàn toàn có khả năng nhân giống và sinh sản bình thường như các loại cá khác.
Loài cá này chủ yếu được nuôi để làm cảnh và theo thông tin từ công ty khai sinh cá thiên thần, trong thời gian tới, họ sẽ cung cấp cá phát sáng rộng rãi trên thị trường với giá 30USD một con.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-3.jpg
Cá thiên thần phát sáng trong bóng tối.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-2.jpg
Loài cá này chủ yếu được nuôi để làm cảnh.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/55327020-1284861057-ca-phat-sang-1.jpg
Cá thiên thần có giá 30 USD mỗi con.
tham khảo thêm !!!
Công ty Taikong Corp tại Đài Loan kinh doanh cá cảnh phát đạt. Sự thành công này một phần là do ông chủ tịch rất thích cá cảnh: ông đam mê tìm tòi lai tạo ra những giống cá khác nhau.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca-canh.jpg
Chính vì vậy, các loại cá cảnh của công ty luôn được chào đón trên thị trường. Ở nhà ông chủ tịch cũng có một bể cá cảnh lớn và đẹp. Thú vui hàng ngày sau giờ làm việc của ông là chăm sóc và ngắm nghía cá cảnh.
Một hôm, sau bữa cơm tối với cả gia đình, trong khi ông đang say sưa bên bể cá thì điện vụt tắt. Đột nhiên bị mất hứng, ông chủ tịch cảm thấy rất bực bội. Chợt có ánh đèn ô tô chiếu từ ngoài đường vào, ông phát hiện trên đường viền của mấy chú cá sáng lóe lên. Những vệt sáng này chuyển động theo sự uốn lượn của thân cá trông tuyệt đẹp rồi lại mất ngay. Chiếc xe ôtô đi qua, điện cũng sáng trở lại. Nhưng đọng trong tâm trí ông chủ lúc đó là một nỗi ám ảnh về vệt sáng tuyệt vời trên thân những chú cá. Một ý tưởng mới hình thành. Ông tìm đến những nhà sinh học, biến ý tưởng của mình thành đề tài cho họ. Cuối cùng vào đầu năm 2001, trên thị trường xuất hiện một loại cá mới có khả năng phát sáng rất độc đáo và đẹp mắt.
Khi những con cá cảnh mới này được bày bán lần đầu tiên, có người đã bỏ ra 20 USD để mua lại nó trong khi giá bán chính thức chỉ có 1,8 USD. Chỉ 3 năm sau, vào năm 2004, doanh thu từ loại cá này đã chiếm khoảng 20% tổng thu nhập của công ty. Năm 2003, Tạp chí Time của Mỹ thậm chí còn xếp loại cá có thể phát quang trong bóng tối là một trong những phát minh đặc sắc nhất.
Như thế, với thú chơi cá cảnh tao nhã, công phu, nó đòi hỏi không chỉ sự đam mê và tâm huyết, mà còn cả kiến thức khoa học lẫn văn hoá. Thị trường cá cảnh trên khắp thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng đến mức có thể được coi là không giới hạn đã bừng tỉnh nhờ phát kiến này. Chính ông chủ tịch đã phát hiện ra được nhu cầu ngắm nghía những con cá phát sáng của những người yêu thích cá cảnh. Từ đó nảy sinh ra ý tạo ra những loài loài cá cảnh có khả năng phát quang trong bóng tối, để những người mê cá có thể chiêm ngưỡng chúng mà không cần phải thắp đèn sáng choang.
Việt Nam cấy ghép thành công cá phát sáng
Cá phát sáng do cấy ghép gien đã được tạo ra ở Việt Nam. Hàng chục con cá phát sáng hiện đang được lưu giữ cẩn thận tại Phòng thí nghiệm tế bào gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
Cá phát sáng được tạo ra là cá ngựa vằn, tên tiếng Anh là Zeabra fish, tên khoa học Danio rerio. Sau khi được chuyển gien, cá đã phát sáng màu xanh biển đẹp lạ kì trong ánh sáng yếu và càng sáng hơn trong bóng tối. Thực nghiệm này do nhóm nghiên cứu Công nghệ sinh học trên người và động vật – Phòng Nghiên cứu Tế bào gốc, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM thực hiện.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng gien GFP (Green Fluorescent Protein) lấy từ con sứa biển để chuyển đổi gien của cá ngựa vằn bằng kỹ thuật bắn gien. Thông qua kỹ thuật bắn gien, các nhà khoa học đã dùng hoá chất ( Plasmid) pTracer – CMV2 để gắn gien vào tế bào gốc phôi cá (trứng cá) .
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca_phat_sang1.jpg
Cá phát sáng, nhìn trong phòng tối (Ảnh: Phòng Nghiên cứu Tế bào gốc)
Những con cá ngựa này sau quá trình chuyển gien nói trên trong điều kiện ánh sáng bình thường có màu hồng nâu, nhưng khi ánh sáng chuyển màu huỳnh quang nhạt, cá sẽ chuyển màu xanh sáng. Đặc biệt, cơ thể chúng sẽ phát ánh sáng xanh huỳnh quang trong bóng đêm.
Lứa cá đầu tiên có 12 con đang lứa tuổi trưởng thành, sinh sản, có chiều dài khoảng 2,5 cm và đã cho ra đời lứa con đầu tiên, cũng có khả năng tự phát sáng.
Điều kiện nuôi những con cá đặc biệt này không đổi so với cá ngựa vằn thông thường. Thức ăn cho cá và thời gian trưởng thành, sinh sản của cá hoàn toàn bình thường. Thời gian sống của cá vẫn giữ nguyên 20 ngày.
Theo ThS. Phan Kim Ngọc thuộc nhóm nghiên cứu trên, ý tưởng về đề tài cá phát sáng bắt đầu từ năm 2004. Sau 3 năm thực nghiệm, đến nay mới tạo được cá phát sáng. Trong thời gian tới, nhóm sẽ dùng phương pháp bắn gien của san hô vào cá ngựa vằn để có thể nhìn được ánh sáng của cá trong cả ban ngày, trong ánh sáng thường chứ không nhất thiết sáng trong đêm.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc cho biết, nhóm có nghiên cứu chuyển gien trên chuột và heo cùng phương pháp này nhưng chưa thành công.
Ở loài cá ngựa vằn (động vật bậc thấp) có cấu trúc sinh học đơn giản nên khi cấy gien sứa vào tế bào phôi trứng cá, gien sứa có khả năng bám chặt và phát triển trên phôi cá. Còn ở chuột và heo (động vật bậc cao), việc cấy gien rất khó thành công trong quá trình phát triển.
Từ thí nghiệm này, cho phép nghĩ tới tính ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn trong y, dược, môi trường và cả công nghệ thẩm mỹ khi tạo những nét mới cho động vật.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20canh/Ca_phat_sang2.jpg
Cá phát sáng, chụp dưới ánh đèn trong phòng (Ảnh: V. Giang)
(sưu tầm)
Thanks mọi người đã ghé xem !!!