View Full Version : Sống với chim trĩ và kỳ đà kiếm tiền tỷ .
qualong
08-15-2012, 11:39 AM
Làm bạn với... rắn Trước khi trở thành giám đốc, ông Huỳnh Chí Công từng làm nhiều nghề như phụ hồ, lái xe... Đầu năm 2008, ông bắt đầu nuôi thỏ nhưng loài này dễ bệnh, việc chăm sóc khó khăn mà khi thu hoạch lại không có đầu ra. Một lần tình cờ, ông lên Tây Ninh học hỏi cách nuôi thỏ và phát hiện mô hình nuôi rắn ráo trâu (hay còn gọi là rắn long thừa) cho hiệu quả kinh tế cao. Ông tiến hành nuôi thử nghiệm. Do không có kinh nghiệm nên thời gian đầu, rắn nuôi chết hàng loạt bởi chúng nhạy cảm với thời tiết, dẫn đến bệnh tật mà ông lại không có thuốc điều trị. Thua lỗ nhưng vị giám đốc trẻ quyết đầu tư vào mô hình này. Sau khi tìm được nguồn nhập khẩu thuốc chữa bệnh, trang trại rắn của ông không còn "lay lắt" nữa mà ngày càng phát triển. Để chủ động nguồn cung thức ăn cho rắn, ông xây chuồng nuôi ếch. Cũng trong quá trình nuôi, ông phát hiện loài kỳ đà có thể ăn những con ếch chết. Ông liền đầu tư nuôi thêm kỳ đà, vừa đơn giản vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông tận dụng những chú ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, còn ếch sống trở thành thức ăn cho rắn. Lắm công phu Hơn 4 năm trong nghề , "ăn, ngủ" cùng động vật hoang dã giúp ông Công hiểu đặc tính của từng loài. Ông tiết lộ: "Với kỳ đà, khi nuôi phải cho chúng phơi nắng giống như cá sấu. Chuồng trại xây khá đơn giản, diện tích khoảng 9 m2 là đủ chỗ cho 25 con. Trong quá trình nuôi không được để kỳ đà quá to, béo bụng vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nếu trọng lượng kỳ đà vượt 4 kg/con, giá sẽ không cao". Chỉ vào một con kỳ đà có bụng to, ông cho biết: "Con kỳ đà này nặng gần 5 kg là quá tiêu chuẩn, bán sẽ mất giá. Giờ chủ nhân của nó gửi công ty nhờ chăm sóc để giảm cân". Còn với loài rắn ráo trâu, kỹ thuật nuôi cũng lắm công phu. Hầm nuôi rắn cần được xây kỹ bằng tường gạch, xung quanh bao bọc bằng lưới B40. Thức ăn chủ yếu của rắn là chuột, cóc, ếch, nhái... còn sống. Ông nhấn mạnh: "Khi cho rắn ăn, thức ăn không được để tràn lan mà phải đựng vào trong thùng để thức ăn thừa không rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng. Mỗi tuần chỉ cho rắn ăn 2-3 lần. Trong chuồng, cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống. Hằng ngày, cần thay nước để bảo đảm vệ sinh. Nên đặt bóng đèn trong chuồng để cho rắn thích nghi với ánh sáng, đồng thời tạo nhiệt độ giữ ấm cho rắn khi vào mùa đông". Thu tiền tỉ Hiện tại, công ty của ông Công nuôi hơn 400 con rắn ráo trâu (mỗi con nặng trên 1 kg), gần 2 tấn kỳ đà và 40 con chim trĩ đỏ trong giai đoạn trưởng thành, sinh sản. Việc nuôi những loài vật có tên trong Sách đỏ phải được sự cho phép của cơ quan kiểm lâm nên ngay khi có ý định mở rộng mô hình trang trại, ông Công đã xin cấp phép để thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/L__S_ng_v_i_chim_tr_-2e2c01e989647fe27362d799eee698c4.jpg
Đến nay, công ty của ông cung cấp trĩ giống cho người dân quanh vùng với giá 350.000 đồng/con (2 tháng tuổi). Còn với kỳ đà, giá bán dao động từ 370.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cao điểm có thể đạt 450.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. Riêng rắn ráo trâu có giá từ 800.000 đồng đến 900.000 đồng/kg. Chỉ trong năm 2011, ông đã xuất khẩu rắn, kỳ đà thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm đến nay, ông cũng đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng và dự kiến đến cuối năm có thể đạt khoảng 2 tỉ đồng. Không những thế, ông còn tăng quy mô nuôi kỳ đà, rắn xuất khẩu với diện tích khoảng 4.000 m2, cung cấp giống cho bà con trong vùng, hướng dẫn cách chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. "Để tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, sắp tới công ty sẽ tìm thị trường mới để tăng tính ổn định cho đầu ra, hạn chế rủi ro" - ông Công cho biết. (Theo NLĐ)
Thanks mọi người đã ghé xem !!!
qualong
08-15-2012, 11:45 AM
(Nguoiduatin.vn) - Dạo gần đây giới trẻ Sài thành "sốt xình xịch" với thú nuôi nhím kiểng vì lý do... vừa giải trí vừa dễ dàng sinh lợi.
Nhím kiểng - vừa chơi vừa có tiền
Tôi tìm đến "trang trại" nuôi nhím kiểng của anh Bùi Thanh Hải, ngụ phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM đúng lúc anh đang cho nhím ăn bữa cuối trong ngày. Vừa tỉ mỉ "canh" nhím ăn, anh vừa đùa: "Nói "trang trại" cho oai vậy thôi, chứ chỗ nuôi nhím nhà mình rộng chưa tới 4 mét vuông. Được cái, nuôi nhím ít tốn diện tích lắm, chỗ này nhỏ như vậy mà cũng nuôi được tới 200 con luôn đó! ".
Anh Hải chia sẻ thêm: "Mới đầu thấy các bạn chơi nhím kiểng, mình cũng thấy hay hay nên mua một cặp về nuôi chơi thử. Mới nuôi khoảng ba, bốn tháng thì cặp nhím đó đẻ lứa đầu tới 5 con. Vì nuôi chơi không hết nên mình đem rao bán trên mạng, nào ngờ được rất nhiều người quan tâm hỏi mua.
Thấy nuôi nhím kiểng cũng khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, công sức để chăm bẵm như các loại thú cưng khác, lại được nhiều bạn trẻ ủng hộ, nên mình quyết định đầu tư kinh doanh nhím kiểng, đến nay đã được 4 năm".
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/nguoiduatin-ANHCHINHA1-nhim-1.jpg
Một "bé" nhím trưởng thành đang xù lông, co tròn trên tay anh Hải.
Khách hàng của anh thường là các shop kinh doanh sinh vật cảnh và các bạn trẻ muốn nuôi nhím để làm thú cưng, hay nuôi để bán kiếm lời.
Được biết, anh Hải hiện đang là kế toán tại một công ty ở quận Phú Nhuận và nuôi nhím kiểng chỉ là nghề phụ của anh. Nói là "phụ", nhưng mỗi tháng anh Bùi Thanh Hải thu nhập từ việc bỏ mối nhím kiểng cho các cửa hàng sinh vật cảnh không dưới 25 triệu đồng.
Theo bạn Nguyễn Thanh Quang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp, cũng là người tình cờ "bén duyên" với kinh doanh nhím, thì giá nhím kiểng khá cao, dao động từ 300 - 600 ngàn đồng /1 con tùy theo màu sắc.
Cũng như hầu hết những bạn trẻ kinh doanh nhím kiểng khác, Quang ban đầu cũng chỉ định nuôi chơi. Đến khi nhím sinh lứa đầu tiên, Quang ngạc nhiên phát hiện ra trong đàn có một con nhím lông màu cam hết sức lạ mắt.
Thấy lạ, nên Quang mang cho bạn bè xem. Sau có người biết tin, tìm đến Quang và trả giá cho con nhím lạ ấy tới hơn 2 triệu đồng.
"Nhím có màu lông lạ là nhím bị đột biến, rất hiếm mới có một con, nên giá thường rất cao, có khi gấp đôi gấp ba nhím bình thường. Các màu lông hiếm là màu hồng, màu cam, hay pintos, nghĩa là màu lông trắng đốm đen như lông bò sữa. Còn thông thường nhím chỉ có màu trắng, sô - cô - la, muối tiêu ...", Quang nói.
Nguyễn Thanh Quang cho biết thêm: "Khách hàng của em thường là bạn cùng trường cùng lớp, em cũng chưa muốn kinh doanh lớn, chỉ nuôi khoảng mấy chục "bé" nhím để kiếm thêm thu nhập thôi. Dạo này có nhiều bạn sinh viên muốn kinh doanh nhím kiểng như em lắm, các bạn hay tìm đến em mua nhím rồi hỏi kinh nghiệm luôn. Nếu được, em sẽ lập câu lạc bộ sinh viên kinh doanh nhím kiểng để cùng chia sẻ kinh nghiệm, mong rằng sẽ giúp được nhiều bạn có thêm kinh phí trang trải cuộc sống".
Thú chơi không dành cho những người "thích ôm ấp"
Anh Phan Quốc Minh, 29 tuổi, là một người kinh doanh nhím lâu năm, chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc nhím kiểng: "Ngày chỉ cần cho các "bé" nhím ăn 2 buổi, vào sáng sớm và chiều tối. Nhím lại hay "quậy" về đêm, ban ngày thường rất lười, chỉ ngủ thôi nên những bạn phải đi làm hay đi học đều có thể nuôi được.
Các "bé" nhím rất sợ lạnh, khi nhiễm lạnh nhím thường bị sổ mũi. Mỗi khi nhím bị bệnh, chỉ cần ra tiệm thuốc thú y mua thuốc sổ mũi về cho uống là hết. Để phòng tránh nên dùng đèn để sưởi ấm, không nên nuôi nhím kiểng trong môi trường máy lạnh, sẽ rất dễ bị bệnh".
Ngoài ra việc tăng cường sức đề kháng cho nhím cũng là một việc rất quan trọng, nên cho uống thêm Vitamin mua ngoài hiệu thuốc thú y. Khi tắm cho nhím xong cũng phải sấy khô cẩn thận.
"Nhím rất sạch sẽ, chỉ cần thức ăn bị bẩn là nó sẽ không ăn, nên khi cho ăn phải bỏ chút thời gian để canh "bé"...", anh Minh cho biết.
Được biết, Phan Quốc Minh còn được dân chơi sinh vật cảnh Sài thành gọi là Minh "nhím kiểng". Bởi lý do anh chính là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình kinh doanh nhím kiểng tại TP. HCM.
Theo kinh nghiệm của anh Hải thì: "Nhím mẹ rất thính, và khá dữ dằn khi mới sinh con. Vì thế, nhím con mới sinh còn yếu ớt thì không nên chạm vào, vì chỉ cần ngửi được hơi người trên mình nhím con thì nhím mẹ sẽ sợ hãi đến nỗi cắn nhím con đến chết. Đến khi nhím con đã đủ lớn mới bắt đầu chơi đùa và thường xuyên chăm sóc nhím, vuốt ve, dỗ dành nó. Lông bụng dưới của nhím rất mềm, nên khi chơi với nhím hãy nhẹ nhàng luồn tay dưới bụng, để nhím ngửi thấy hơi tay mình rồi từ từ bắt lên. Nếu chụp ngay, nhím sẽ sợ hãi và xù gai lên khiến ta rất buốt tay.
Nhím rất nhạy cảm, nên phải mất một thời gian rất dài chăm sóc, vuốt ve thì nhím mới có thể quen hơi người, lúc đó nếu có thả nhím đi thì nó cũng theo hơi mình mà quay trở lại". Nói xong anh Hải nhẹ nhàng vuốt ve bộ lông... xù xì lộ rõ vẻ nguy hiểm của một "bé" nhím mập ú đang lim dim ngủ.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/nguoiduatin-aNHBOXA3-nhim.jpg
Một nhím mẹ và đàn con mới sinh
Muốn nhím không "xù lông", phải thuần phục từ nhỏ
Nhím kiểng tên khoa học là HedgehogsN, có tuổi thọ trung bình từ 3 - 4 năm. Nhím cái mỗi năm có thể đẻ từ 3 - 4 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con hoặc nhiều thì từ 8 - 9 con non. Thức ăn của nhím kiểng rất đơn giản, có thể là những loại côn trùng như châu chấu, kiến, mối ... hoặc thức ăn đóng hộp dành cho mèo. Nhìn anh Bùi Thanh Hải, bắt một "bé" nhím để trên lòng bàn tay rồi cười nói: "Các “bé” nhím rất nhát, chỉ cần ngửi thấy hơi người là đã co tròn và xù lông lên. Gai trên mình nhím kiểng ngắn, không gây chảy máu nhưng khi chạm mạnh sẽ rất buốt. Khách tới mua nhím thường chọn những con nào đã quen hơi người và hiền lành một tí. Muốn nhím quen hơi người thì phải thuần phục từ nhỏ. Dù có nuôi nhím để làm thú cưng hay để kinh doanh chăng nữa, cũng cần phải có sự chăm sóc, lòng yêu thương thật sự thì mới thành công".
Ngọc Giàu
qualong
08-15-2012, 11:54 AM
Thấy được hiệu quả kinh tế cao từ việc nuôi rắn, bắt đầu từ một hộ nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, hiện thôn Bạch Xá (Duy Tiên, Hà Nam) đã trở thành địa chỉ cung cấp rắn thương phẩm nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn ra nhiều tỉnh bạn.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1337998664_95_ran1_56fb5.jpg
Ông Nguyễn Thế Sang chăm bẵm cho từng con rắn của mình.
Nhắc đến thôn Bạch Xá, người dân tỉnh Hà Nam không còn nghĩ đến hình ảnh một vùng quê chiêm trũng nghèo khó như trước đây nữa. Bạch Xá giờ là một địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp các đặc sản về rắn. Chính nhờ loài bò sát không chân này mà cuộc sống của người dân Bạch Xá đang bước sang một trang mới, biến nhiều nông dân lầm lũi xưa nay dần trở thành tỷ phú.
Anh Nguyễn Kế Đông - người đầu tiên đưa rắn về làng nuôi từ năm 1990 - cho biết, ban đầu anh nuôi thí điểm 5 chuồng rắn hổ mang và hổ trâu, mỗi chuồng từ 35 - 40 con. Những ngày đầu chân ướt chân ráo vào nghề, anh tự mày mò tìm tòi, học lỏm... nên số rắn sống được chỉ khoảng 65%. Tuy vậy công việc này cũng mang lại cho gia đình anh một khoản thu không nhỏ.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1337998665_33_ran4_c016f.jpg
Thời kỳ rắn chuẩn bị sinh sản người nuôi cần chú ý quan sát chúng kỹ hơn.
Anh cũng dần nhận thấy rằng rắn hổ mang, hổ trâu là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là vịt con chết ngạt, trứng thối, cóc, nhái… mà nguồn thức ăn này trên địa bàn lại rất nhiều, dễ kiếm và rất rẻ. Anh cũng phát hiện rắn rất ít bệnh tật, tương đối dễ nuôi trong diện tích không lớn, không đòi hỏi nhiều công chăm bẵm.
Từ số vốn thu lại ban đầu, anh mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình nuôi rắn của mình và hiện giờ anh đã là chủ của 3 trang trại với hơn 4.000 con rắn các loại và gần 1.000 con rắn bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống phục vụ nhu cầu của gia đình và cung cấp con giống cho thị trường.
Cùng phát triển nghề nuôi rắn như anh Đông là bác Nguyễn Thế Sang. Dù mới chỉ nuôi rắn ba năm trở lại đây nhưng hiện bác có hơn 500 con rắn thương phẩm với trọng lượng trung bình đạt từ 1,5 - 2,5kg/con; trong đó có khoảng 260 con rắn chuẩn bị sinh sản.
Bác Sang chia sẻ: “Thấy các hộ trong thôn nuôi rắn và mang lại lợi nhuận cao, tôi mới nuôi được hơn 3 năm nay thôi nhưng đây là lứa đầu tiên. Nếu nó sinh sản đều thì chỉ cần bán con giống cũng thu lại vốn và có lời. Chưa tính đến số rắn chuẩn bị bán thịt và rắn mẹ”.
“Mỗi lứa rắn đẻ khoảng 20 quả trứng, nhưng đây là giai đoạn mà người nuôi phải đặc biệt quan tâm vì chúng không đẻ một lúc mà rải rác làm nhiều ngày. Chính vì vậy người nuôi rắn phải thường xuyên kiểm tra nếu không trứng sẽ bị hỏng”, anh Đông chia sẻ thêm kinh nghiệm nuôi rắn.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1337998665_55_ran7_d5cc4.jpg
Rắn được nuôi theo mô hình trang trại của gia đình anh Đông.
Cũng theo anh Đông, trứng rắn được ấp từ 52 - 53 ngày thì nở và tỷ lệ trứng nở đạt rất cao, khoảng 95%. Rắn thường đẻ trứng vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Thời gian này là lúc người nuôi rắn bận bịu nhất.
Theo người dân Bạch Xá, nghề nuôi rắn ở đây trừ đi các loại chi phí, rủi ro, người nuôi vẫn có lời lớn. Hiện nay toàn thôn Bạch Xá có 490 hộ thì đã có trên 300 hộ nuôi rắn thương phẩm và sinh sản.
“Rắn thương phẩm được các thương lái lái tìm đến tận nhà thu mua chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng trong tỉnh và Hà Nội. Cho nên người dân không phải lo đầu ra, hơn nữa nhu cầu thị trường ngày một “chuộng” loại đặc sản này. Vì vậy bà con chúng tôi dường như không cần lo đến khâu tiêu thụ”, ông Lương Văn Chuối chia sẻ.
Nghề nuôi rắn ở Bạch Xá đã giúp không ít hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên hàng khá giả. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Nền thường được mọi người trong thôn gọi là “tay không bắt giặc”. Bà Nền từ một hộ nghèo nhất thôn hiện đã vững vàng kinh tế nhờ nuôi rắn.
Sau khi chồng mất vì bạo bệnh, bà tận dụng diện tích chuồng lợn cũ bỏ trống để xây 3 ô nuôi rắn. Lứa đầu trừ chi phí bà thu về hơn 60 triệu đồng. Tiếp tục mạnh dạn đầu tư xây thêm 10 ô nuôi rắn, hiện bà là người phụ nữ duy nhất trong thôn dám một mình làm nghề nuôi rắn.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1337998665_61_ran11_a0ca5.jpg
Bà Nền vui mừng bước vào lứa rắn mới.
Người nông dân Bạch Xá những năm nay đang đổi đời nhờ nghề nuôi những chú bò sát không chân
sưu tầm
qualong
08-15-2012, 11:59 AM
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở TPHCM nhưng lại về quê để... nuôi rắn mối. Chàng thanh niên Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, Ba Tri, Bến Tre) đã làm giàu từ loại bò sát này.
Dám nghĩ, dám làm
Băng qua những con đường đất đá ngoằn ngoèo, lầy lội bởi những trận mưa, ngôi nhà anh Linh khang trang giữa đồng lúa, nép mình dưới rừng dừa xanh bạt ngàn.
Câu chuyện giữa chủ và khách bắt đầu rôm rả, trải dài theo những cơn mưa đầu mùa dai dẳng. Chưa đầy 2 năm, từ 20 cặp rắn mối bố mẹ ban đầu, sau thời gian nuôi thử nghiệm, có lúc số lượng rắn mối trong chuồng lên đến hàng ngàn con.
Hiện tại, rắn mối của anh Linh có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL: từ An Giang, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ… rồi đến TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… và thậm chí tận một số tỉnh miền Bắc.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1307266800_31_ranmoi_bde4e.jpg
Anh Linh hướng dẫn cách phân biệt rắn mối cho khách tham quan
Anh kể, từ khi thấy một người bạn nuôi rắn mối bán kiểng, thấy giá trị kinh tế cao, anh quyết định nuôi thử. Từ bỏ công việc ngành công nghệ thông tin, anh về quê đầu tư xây chuồng trại, học tập cách nuôi… Không ngờ, con rắn mối hiện nay luôn trong tình trạng… khan hàng đến nỗi “giá bán thịt rắn mối do chính mình quyết định” - anh Linh cho biết.
Hiện trại anh Linh còn khoảng 1.000 con để giống. Ít bán ra bên ngoài nên có đơn đặt hàng liên tục mà không thể đáp ứng. Có những trường hợp ở xa đến, không liên lạc trước nên phải thất vọng về... tay không. Đến nỗi, anh Linh không chịu gặp các phương tiện truyền thông để tránh… khách hàng ngày càng đông.
Chuồng được thiết kế theo dạng hở, có chỗ cho ánh nắng xuyên vào vì loài bò sát này rất ưa nắng. Càng nắng thì rắn mối càng mau lớn và ít bệnh. Ngày mưa thì có thể thay bằng đèn dây tóc. Diện tích chuồng không cần quá lớn, tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh, đặt các viên gạch ống có lỗ để chúng có thể chui ra chui vào. Mặt tường phía trong chuồng phải tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn mối thoát ra ngoài. Nền chuồng có thể để rơm, lá, gạch ngói, tôn bể… để tạo một không gian giống như tự nhiên.
Theo anh Linh, rắn mối là loài bò sát rất dễ nuôi, ít dịch bệnh. Chỉ có khâu tìm thức ăn là có chút khó khăn. Rắn mối thích ăn: mối, sâu bọ, nhái, các loại cá nhỏ băm nhuyễn,…
Nếu nuôi tốt thì chừng 8- 9 tháng rắn mối trưởng thành, có thể bán, thông thường thì từ 35- 40 con thì được 1kg. Với giá bán hiện nay khoảng 400- 450.000 đ/kg thì sau khi trừ các chi phí, tiền lời khoảng 50%.
Nếu không bán thịt thì để bán giống, tùy thời điểm, tùy con lớn nhỏ mà định giá. Nuôi khoảng 10 tháng thì rắn mối có thể sinh sản.
Và theo kinh nghiệm của anh Linh, khi nuôi rắn mối làm giống nên thả theo tỷ lệ 1:1, tức lượng con cái và con đực bằng nhau, như vậy tỷ lệ lấy giống sẽ cao hơn. Anh cũng nói chỉ cần nhìn vào “trang phục” là biết ngay con nào là đực, cái. Con cái thường đẹp và sặc sỡ hơn, riêng con đực thì phần viền màu cam trên thân sẽ đậm hơn.
Tự khẳng định mình...
Ngoài việc nuôi rắn mối, anh Linh cũng nuôi thêm 19 con nhím vừa để giống, thỉnh thoảng bán thịt với giá khoảng vài triệu đồng/con tùy lớn, nhỏ và thời điểm.
Tuy nhiên, anh Linh cho biết, hiện tại con nhím có giá trị cao hơn rắn mối nhưng xét về lâu dài thì sẽ ngược lại. Thịt rắn mối có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như: cà ri, băm nhuyễn xào lá cách, nướng, chiên giòn, hầm,… Thịt rắn mối có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn…
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/2_7_1307266800_69_ran-moi-2.jpg
Anh Linh còn học nuôi dế, sâu gạo làm nguồn thức ăn cho rắn mối
Cơn mưa kéo dài đã làm cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thêm phần sinh động và thân thiện.
Anh Linh cho biết, sẽ mở rộng diện tích nuôi, số lượng rắn mối dự tính sẽ gấp một trăm lần với hiện tại. Ngoài ra, anh sẽ tự thiết kế chuồng theo hướng mở hoàn toàn, chỉ xây bờ tường để tránh hao hụt, kết hợp với nuôi dế, nhái ngay trong chuồng làm thức ăn. Sẽ có một đường ống thông vào chuồng có mái che để chúng tránh mưa.
Sắp tới, anh Linh sẽ cùng một số người nuôi rắn mối ở các địa phương khác hỗ trợ cho nhau trong việc phân phối, đảm bảo giá sản phẩm luôn ổn định. Đặc biệt là trong thời gian tới, anh sẽ là người cung cấp chính thức cho một nhà hàng sắp mở chuyên về món ăn rắn mối ở TPHCM.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Diên - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: Anh Linh là một thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi và mô hình nuôi rắn mối của anh bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế rất cao. Nhờ mô hình nuôi rắn mối rất độc đáo này của anh Linh mà xã Mỹ Hòa thời gian gần đây liên tục được các phương tiện truyền thông nhắc đến, làm rạng danh quê hương.
Theo K. Duy - T. Hiền
Vĩnh Long Online
qualong
08-15-2012, 12:23 PM
Anh C. nhấc tấm bê tông, thản nhiên thò tay xuống đáy chuồng, nhấc lên một khối tròn đen xì to như lốp xe máy. Con rắn khổng lồ ngóc đầu lên phì phò. Tôi cảm thấy hơi lạnh chạy dọc sống lưng, rùng cả mình.
Làng rắn Phụng Thượng thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội), giáp Sơn Tây. Nghề nuôi rắn ở làng mới có khoảng 20 năm nay. Tuổi nghề của làng chưa thấm tháp gì so với vài chục năm ở Lệ Mật (Gia Lâm) hay Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, ngôi làng này lại đặc biệt hơn, vì chỉ nuôi độc một loại là rắn hổ chúa, loài rắn khổng lồ trong sách đỏ.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682814_69_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_1.jpg
Pháp luật cấm buôn bán, sở hữu loài rắn này, nên người Phụng Thượng phải nuôi một cách bí mật, buôn bán bí mật. Nếu giới thiệu là phóng viên thì chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc câu trả lời "không biết".
Trong vai một tay buôn rắn, tìm nguồn hàng cho các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội, tôi có cuộc thâm nhập khá thú vị vào làng rắn. Những người nông dân chân chất cứ thao thao kể về thành tích nuôi rắn của làng. Cũng đúng thôi, vì nó đem lại sự giàu có cho những người nông dân chân chất của ngôi làng này.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682816_91_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_2.jpg
Chuồng nuôi rắn được lợp mái che mưa, nắng.
Chị hàng nước ở đầu đường khoát tay: "Chú mua bao nhiêu chả có, nhưng muốn mua hàng tấn thì phải gặp bọn buôn rắn nhờ họ thu thập cho. Gom rắn chúa của cả xã này thì có mà chả được cả chục tấn. Nhưng mua ít thôi, chứ nhiều thế nhỡ bị bắt thì có mà sạt nghiệp, tù mọt gông".
Vòng vèo khắp mấy ngôi làng Đông, Tây, tôi thấy nổi lên cái tên Nguyễn Văn Kh. Anh Kh. được dân làng coi là đại gia, nuôi nhiều rắn chúa nhất.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682819_48_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_3.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682821_89_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_4.jpg
Mỗi rắn chúa được nhốt riêng một chuồng để chúng không ăn thịt nhau.
Gặp người lạ, anh tỏ ra không mặn mà lắm, cứ cắm cúi làm việc. Trò chuyện một hồi, tin tôi có nhà hàng đặc sản rắn và đi tìm nguồn rắn thật sự, anh mới cởi mở hơn. Tôi yêu cầu được xem chất lượng rắn trước khi tính đến chuyện mua bán. Anh dẫn tôi vòng ra phía sau nhà.
Sau nhà anh là khu vườn khá rộng với hàng trăm chiếc bể có diện tích mỗi bể khoảng 1m2 và đào sâu xuống lòng đất chừng 1,5m. Mỗi chuồng được đậy bởi một tấm bê tông, có lỗ thông hơi nhỏ.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682824_64_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_5.jpg
Pháp luật nghiêm cấm nuôi, nhốt, buôn bán, giết mổ rắn chúa nên người Phụng Thượng nuôi lén lút.
Khu nuôi rắn của anh gồm 3 dãy, lợp mái hẳn hoi. Theo lời anh, tất cả rắn trong chuồng đều là hổ chúa. Hiện tại trong nhà anh vẫn còn tích trữ hơn tấn rắn. Thời điểm này người dân đang vỗ béo cho rắn. Tháng 7 đến 9 dương lịch thì xuất rắn rầm rộ. Tôi hỏi anh Kh. về giá cả, anh bảo, nếu lấy nhiều thì giá 2 triệu/ kg, còn lấy mỗi đợt vài con thì phải 2,2 triệu đồng.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682831_82_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_6.jpg
"Đại xà" hoang dã khổng lồ nặng 21kg, dài 7m của một đại gia ở Lào Cai.
Tôi tỏ ý ngại ngần chuyện vận chuyển, vì sợ vướng vào pháp luật, thì anh Kh. trấn an: "Chú yên tâm đi. Bọn anh làm nghề đã gần hai chục năm, quá nhiều kinh nghiệm rồi. Bọn anh đánh cả xe tải sang Trung Quốc được, chứ loanh quanh ở miền Bắc ngại gì. Chú lấy nhiều bọn anh làm luật, còn lấy một vài con sẽ có quân vận chuyển bằng xe máy đến tận nhà. Chưa quen thân chú đặt cọc một nửa, còn quen nhau rồi, cần bao nhiêu, cứ gọi, anh sẽ chuyển đến tận nơi mới phải trả tiền". Rời nhà anh Kh. với một hợp đồng miệng tôi đến nhà anh C. ở đầu xã, nằm bên đường cái. Anh C. vừa là chủ của hơn trăm chuồng rắn vừa là tay buôn rắn cừ khôi của xã.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682835_64_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_7.jpg
Anh C. khoe: "Chẳng mấy khi tớ ở nhà. Hôm nay ở trong Nam, ngày mai đã ở bên Lào, Campuchia rồi Trung Quốc. Rắn chúa đắt nên dân trong nước xài ít lắm. 95% xuất sang Trung Quốc chú ạ. Người Trung Quốc mê ăn rắn lắm, nhất là rắn chúa. Họ bảo xơi rắn bổ "rắn", anh cũng không biết thực hư thế nào".
Anh C. chuyên thu mua rắn ở xã và ở những vùng khác để xuất sang Trung Quốc. Ra giêng lại bôn ba vào Nam hoặc lên Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) và Tứ Xã (làng chuyên nuôi rắn giống thuộc huyện Tam Nông, Phú Thọ) tìm rắn giống bán lại cho làng.
Ngôi nhà 5 tầng khang trang mọc lên giữa vùng quê này cũng là nhờ con rắn. Tôi ngỏ ý làm hợp đồng hẳn hoi để có một lượng rắn lớn, anh lắc đầu nguây nguẩy: "Không cần hợp đồng hợp điếc gì cả. Chú thích một tấn hay chục tấn cũng có. Cứ hẹn ngày giờ, địa điểm chính xác tớ sẽ mang đến đầy đủ không thiếu một cân. Chú chỉ việc đặt một phần ba. Khi nào nhận rắn thì trả nốt là ô kê".
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682838_42_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_8.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/21_7_1335682842_06_28-04chuyen-mao-hiem-o-ngoi-lang-nuoi-ran-ho-chua_9.jpg
Anh C. dẫn tôi đi tham quan trại rắn của anh. Kỹ thuật xây chuồng cũng chẳng khác gì những hộ gia đình khác. Phía góc vườn có mấy chuồng nhỏ chứa rắn nước, chuột, ếch nhái, cóc… Anh giải thích rắn nước là thức ăn của rắn chúa, còn cóc nhái, chuột dành cho hổ mang phì. Anh khoe số rắn này sắp được xuất đi Trung Quốc và sẽ mang lại cho anh hàng tỉ đồng. Nói rồi, anh C. khiêng tấm bê tông, thản nhiên thò tay xuống đáy chuồng, nhấc lên một khối tròn đen xì to như lốp xe máy. Con rắn khổng lồ ngóc đầu lên phì phò.
Tôi cảm thấy hơi lạnh chạy dọc sống lưng, rùng cả mình. Anh bảo, anh đã nuôi con rắn này 7 năm. Nó nặng chừng 17kg, đã có đại gia trả 50 triệu đồng để ngâm rượu nhưng anh không bán, giữ lại làm kỷ niệm. Khi nào rắn già, anh sẽ cho nó vào bình. Khoe con rắn khổng lồ, to nhất làng xong, anh dẫn tôi vào nhà, chỉ tôi la liệt bình rượu ngâm rắn, đủ các loại tam xà, ngũ xà, cửu xà. Nhưng anh C. quý nhất bình “đại xà”, ngâm duy nhất chú rắn chúa nặng 18kg. Theo anh, đây là con rắn to nhất từ trước đến nay của Phụng Thượng.
sưu tầm
manhlong
08-15-2012, 01:05 PM
sao hôm nay lại sưu tầm nhiều loại vậy anh.hehe
qualong
08-15-2012, 01:31 PM
sao hôm nay lại sưu tầm nhiều loại vậy anh.hehe
rảnh rỗi sinh nông nổi mà anh ... :biggrin::biggrin::biggrin:
@ : chia sẽ thông tin biết đâu có người cần:biggrin:
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.