PDA

View Full Version : Môi trường nước và cá - sự tương quan áp lực thẩm thấu và nồng độ điện giải ...



qualong
01-06-2009, 10:15 PM
một bài viết chuyên sâu mình sưu tầm được mong chia sẽ cùng quý huynh đệ...

Phần I
Cá uống nước như thế nào?

Cá nước ngọt hấp thu hầu hết lượng nước mà chúng cần qua da nhờ cơ chế thẩm thấu bằng cách đái nhạt . Do vậy trong cơ thể cá trở nên ưu trương nên hấp thụ chủ động các chất muối khoáng thiết yếu từ môi trường xung quanh để bù lại lượng muối mất qua nước tiểu và khuyếch tán qua mang cá (thẩm thấu là lực di chuyển nước từ vùng có nồng độ chất tan thấp tới vùng có nồng độ chất tan cao qua màng có tính thấm chọn lọc, Cá không uống nước qua mang. Mang cá chỉ dùng để hô hấp.

Hầu hết cá nước mặn (cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có cơ chế điều hoà thẩm thấu khác) thực chất hấp thu nước khi chúng hô hấp, vì nước muối hút nước liên tục ra khỏi cơ thể cá ngược lại với quá trình hô hấp do cơ thể cá nhược trương hơn so với môi trường xung quanh nên chúng phải lấy vào một lượng nước rất lớn và bài tiết chủ động các ion muối khác nhau (môi trường có độ thẩm thấu thấp). Cá biển (trừ cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish) phải duy trì nồng độ thẩm thấu trong cơ thể chúng bằng ¼ - 1/3 môi trường xung quanh. Bình thường, ở nước mặn cá mất nước qua mang và qua nước tiểu. Cá phải uống nhiều nước đề bù lại lượng nước đã mất, tuy nhiên do nước có chứa rất nhiều muối (35% hoặc xấp xỉ 1.025 trọng lượng riêng) nên chúng phải đào thải lượng muối thừa ra ngoài. Natri và chlor được bài tiết qua mang còn magiê và sulfate thì qua nước tiểu.. Một điều quan trọng cần chú ý đây là quá trình chủ động và cần nhiêu năng lượng do vậy giải thích tại sao khi ta hạ thấp nồng độ muối (chứ không phải các ion muối khác) có thể giúp ích trong trường hợp cá bị ốm. Điều nữa cũng đáng chú ý là cá loài như cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có nồng độ muối giống như cá nước mặn nói chung tuy nhiên chúng lại có nồng độ hợp chất hữu cơ rất cao trong cơ thể làm cho nồng độ thẩm thấu trong cá ngang với độ thẩm thấu của nước biển. Vì vậy những loài cá này ốm thì việc hạ nồng độ muối chẳng giúp ích gì được nhiều.

Những khả năng khác nhau này giải thích tại sao một số cá như cá trê lại rất nhạy cảm với muối có trong nước, nhưng cũng giải thích tại sao một số cá nước ngọt lại phòng được bệnh tật nhờ da của chúng có thể tiết ra chất nhớt có chứa muối.

Việc điều hoà hợp lý các chất điện giải như calci, magie và các yếu tố khác cũng có tầm quan trọng không kém. Đáng tiếc điều này ít được người nuôi cá cảnh quan tâm (đặc biệt là cá nước ngọt), tuy nhiên khi sử dụng nước không có điện giải (muối khoáng) do cạn kiệt hoặc do dùng nước uống, nước cất hoặc nước RO không được bổ xung muối khoáng sẽ gây ảnh hưởng ko tốt tới dịch ra vào cơ thể cá và ảnh hưởng tới sức đề khán g về lâu về dài.

Một chú ý khác nữa là hầu hết cá nước ngọt không thể uống nước từ môi trường xung quanh (ngoại trừ cá hồi và một số loại cá khác) nên khi cho cá nước ngọt vào bể nước mặn, cá sẽ bị mất nước.

Phần II
Vai trò của nồng độ thẩm thấu ở cá

Các tế bào phải luôn hoạt động trong dung dịch có nồng độ thẩm thấu giống bào tương. Đây là một trong những lý do tại sao cá và một số động vật có thận. Thận cá thải trừ khỏi máu một lượng chính xác muối và nước. Quá trình điều hoà lượng muối và nước trong máu gọi là điều hoà thẩm thấu. Cá sống ở biển (nên nhớ biển rất nhiều muối và các thành tố khác) và cá nước ngọt có những rắc rối trái ngược nhau; chúng thải loại lượng nước thừa phải đúng bằng lượng nước chúng đưa bào cơ thể qua cơ chế thẩm thấu. Thẩm thấu là chủ đề rất quan trọng sinh học vì nó là cơ chế đầu tiên mà nhờ đó nước được vận chuyển ra và vào tế bào.

Nồng độ thẩm thấu cũng là một trong những biện pháp điều trị quan trọng cho cá nước ngọt và nước mặn. Bất kỳ sự rối loạn điều hoà thẩm thấu nào như bệnh tật, chất lượng nước kém (đặc biệt là thiếu các chất điện giải thiết yếu như calci, magiê và Natri) đều là nguyên nhân khiết cá phải nổi lên vì lượng nước trong cá đã vượt mức cho phép. Với tình trạng này thường cá chết rất nhanh do mất hằng định thẩm thấu (môi trường bên trong hằng định), theo kinh nghiệm của tôi thì điều này là sống còn cho chuyển hoá và các hoạt động sống cho cá FW, một phần do thiếu hiểu biết về vai trò của các muối khoáng thiết yếu tham gia vào quá trình sống của cá.

Nước ngọt
Trong nước ngọt, nồng độ điện giải cao hơn (cụ thể là natri clorua, calci và magie) sẽ giúp kéo dịch ra khỏi cơ thể cá tạo ra lớp nhày tự nhiên giúp cá đề kháng lại với kí sinh trùng, vi khuẩn, và nấm. Cũng bằng cách kéo dịch ra khỏi cơ thể giúp điều trị bàng quang, bệnh lý ruột và thậm chí tình trạng phù (mà tôi đã từng có một số vấn đề với những bể sạch có đầy đủ điện giải và những yếu tố vi lượng).

Quá trình này dẫn tới mất nhiều điện giải, một số yếu tố vi lượng có thể thay thế bằng ions chứa trong thức ăn nhưng biện pháp hay dùng hơn rất nhiều đó là qua sự di chuyển của các chất đi ngược lại gradient nồng độ có sử dụng năng lượng. Điều này thường liên qua tới trao đổi của chất này bằng một chất khác. Trong trường hợp của cá nước ngọt, ion Natri lấy từ nước và amoniac lấy từ có được trao đổi cho nhau. Điều này giúp cá thải amoniac một cách hiệu quả. Ion Chlor được trao đổi với ion carbonate nhằm duy trì pH của cơ thể ổn định
Đây là thêm một ví dụ về cần phải có nồng độ Calcium,carbnate (KH) và lượng electrolyte đầy đủ.
Các bệnh cơ hội như là nấm (Columnais, Saprolegnia) và nhiễm trùng Aeromonas. Phòng tránh rất đơn giản nếu chức năng điều hoà thẩm thấu hoạt động tốt với lượng muối đầy đủ.
Tuy nhiên cũng nên chú ý trước khi cho muối NaCL xuống bể nước ngọt, thậm chí với những loài cá như African Cichlids thì có một kinh nghiệm là sử dụng quá nhiều muối có thể có ảnh hưởng tiêu cực như mất những yếu tố vi lượng/muối và điều hoà thẩm thấu (và thỉnh thoảng là yếu tố góp phần vào tình trạng phù Malawi Bloat(xù vảy toàn thân) . Có một cách khác nếu bạn muốn làm và có tình trạng cân bằng thẩm thấu. Nên sử dụng muối với cá như African Cichlids một ít và sau đó tăng dần lên trong những lần cá bị bệnh, nhưng chỉ nâng lên tới mức thấp như 1 thìa muối trong 5 gallon, còn lại để đùng nước muối có nồng độ cao hơn như cho 1-2 thìa muối/1 gallon cho những trường hợp phải cần thiết điều trị. Trong một số nghiên cứu khá tốt thì duy trì nồng độ hợp lý Calcium,carbnate, magnesium, sodium quan trọng cho điều hoà thẩm thấu và sức khoẻ của cá về lâu dài, cho dù cá là loài African Cichlids hay Discus (thiếu những yếu tố này là nguyên nhân hay gặp trong bệnh Malawi).

Nước mặn
ở nước mặn, đôi khi hạ thấp độ muối lại có tác dụng thẩm thấu ngược làm vỡ màng tế bào ký sinh trùng như Oodinium và Cryptocaryon (Các làm tốt nhất là cho cá nằm trong nước ngọt 3-5 phút để điều chỉnh pH).
Phương pháp hạ thấp trọng lượng riêng (thành phần muối) trong nước mặn để chống lại bệnh tật không nên sử dụng nhiều. Một số người nói giữ cho bể nước mặn có trọng lượng riêng 1.012 để phòng bệnh cho cá như vậy thì quá thấp. Với trọng lượng riêng này, cá nước mặn sẽ ko tạo ra chức năng thẩm thấu hợp lý (xin nhớ, cá lấy nước vào cơ thể qua da của chúng và với nồng độ muối này chũng sẽ không lấy đủ nước vào và muối ko được lấy ra dẫn tới giữ nước và tình trạng tệ hơn rất nhiều). Trọng lượng riêng của bể nước mặn nên ở khoảng từ 1.019 tới 1.022 cho cá và khoảng từ 1.022 tới 1.025 cho san hô. Để điêu trị nhiễm trùng như Oodinium và Cryptocaryon), bạn có thể hạ tạm thời trọng lượng riêng nước xuống 1.016 tới 1.018.
Cẩn thận khi hạ độ mặn với san hô và cỏ chân ngỗng vì nó không thích nghi với độ mặn của cá
Muối nói chung (yếu tố vi lượng), chứ không chỉ mỗi NaCl có ảnh hưởng tới độ thẩm thấy. Ngay magie cũng có vai trò lớn. Calci cũng ảnh hưởng và quan trọng là ảnh hưởng tới chức năng thẩm thấu.
Sulfate cũng có vai trò rất hiệu quả trong việc cải thiện hấp thu chất dinh dưỡng và thải trừ chất độc. Magiê đóng vai trò trong hoạt động của 325 loại enzyme và hỗ trợ chuyển hoá calci.

Nước RO, nước cất, hoặc nước mưa trong bể cá

Sử dụng nước RO hay nước cất có trong bể cá nên hạn chế hoà với nước vòi hoặc nước sạch để có độ đệm tự nhiên thấp hơn cho cá Amazon River . Nói chung tôi bắt đầu với nồng độ 25% và xét nghiệm từ thời điểm này. Lý do tại sao mà nước RO và nước loại tương tự không có lượng muối khoáng hợp lý để điều hoà thẩm thấu với những điện giải thiết yếu như calci hạơc không có bất kỳ hệ đệm carbonate nào duy trì được pH ổn định mà thiếu điều này sẽ dẫn tới độ pH đảo lộn trong bể cá với nhiều hậu quả tai hại.
Phải cần có những yếu tố vi lượng điều hoà chức năng thẩm thấu tốt có trong nhiều loại muối khoáng (và tôi muốn nói yếu tố vi lượng), rất nhiều được cung cấp đơn giản bằng cách thay nước và cho chất bổ xung như Wonder Shells. Vì nước RO hay nước cất đều không tốt cho việc thay nước trừ phi tái muối khoáng hoá với sản phẩm như Wonder Shells và hệ đệm) hoặc pha trôn với nước vòi hoặc nước sạch mà có thể có nhiều muối khoáng hơn (GH rất cao có thể làm hô hấp chậm lại ở một số loài cá nước ngọt).
Cũng phải nên cẩn thận với nước dán nhãn “ nước uống” (những sản phẩm như Aquafina chỉ là nước RO mà cho thêm một số chất khoáng để có vị ) và chỉ nước RO cho thêm một ít khoáng chất cho có vị chứng không đủ điện giải để cho cá sống. Nhìn chung nước suối nguyên chất thường có đủ điện giải cần thiết cho cá..

Có nhiều khuyến cáo (đặc biệt trên internet) nước mưa có thể sử dụng thay nước vòi hoặc tương tự, lý do tương tự là khi với nước RO thì nước tinh khiết hơn và tốt cho cá hơn. Tuy nhiên kiểu lý luận này cực kỳ sai lầm nguy hiêm vì nước mưa lại không có chất khoáng thiết yếu cho điều hoà thẩm thấu cũng như hệ đệm một tí nào để duy trị ổn đinh pH (nước mưa thường quá acid ) dẫn đến đảo lộn pH trong bể cá. Xin hãy chú ý là độ pH là khái niệm logarit nghĩa là 1 độ pH thay đổi dẫn tới làm tăng hoặc giảm độ acid/kiềm lên hoặc xuống 10 lần.

Khoáng chất cần thiết

Sau đây là một số yếu tố vi lượng cần thiết và chức nưng của chúng. Xin đọc bài trên để tìm hiểu thêm về Calci.
• Calcium (Thực chất còn cần hơn cả yếu tố vi lượng): giúp vận chuyển ione (các phần ử mang điện tích) qua màng, rất thiết yếu cho việc co cơ, calci hỗ trợ duy trì các tế bào hoạt động, mô liên kết trong cơ thể, và thậm chí còn hơn.
• Natri (Thực tế còn cần nhiều hơn lượng vi chất): Điều chỉnh điện giải ngoài tế bào, cần thiết cho vận chuyển dinh dưỡng qua màng tế bào.
• Kali: Điều chỉnh áp lực thẩm thấu trong tế bào, điện thế màng tế bào, và bài tiết muối.
• Phosphorus: Cần cho chuyển hoá năng lượng
• Molybdenum: Rất quan trọng với sự phát triển bộ xương (rất quan trọng với bể có san hô và phát triển sừng san hô).
• Manganese: Hỗ trợ enzyme liên quan tới chuyển hoá, phát triển, bảo tồn xương và sụn.
• Sắt: Vận chuyển oxy trong máu và mô cơ.
• Magnesium: Như nói ở trước, magiê đóng vai trò trong hoạt động của hơn 325 enzyme và hỗ trợ chuyển hoá Calci.
• Sulfates: như nói ở trên, cải thiệt hấp thu dinh dưỡng, thải trừ độc tố.
• Chromium: Quan trọng trong sử dụng glucose.
• Cobalt: Cần cho sinh tổng hợp Folic Acid.
• đồng (lượng rất nhỏ): là Co-enzyme chuyển hoá năng lượng, hỗ trợ bảo vệ myelin và tế bào thần kinh, vai trò quan trọng trong hấp thụ sắt và sử dụng chúng.


BBT HAC sưu tập và dịch
Nguồn: posted by Carl /American aquarium

góc thư giãn

hắc long sơ sinh
http://img136.imageshack.us/img136/302/haclong1rb6.png (http://imageshack.us)

cóc Tam đảo có giá 20k một em , chuyên ăn trùng chỉ và cá con rất thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh...
http://img220.imageshack.us/img220/7283/coctamdaoae7.png (http://imageshack.us)

quá bối của trại Pang Long
http://img220.imageshack.us/img220/2446/panglongxb1ez2.png (http://imageshack.us)