View Full Version : Kinh hoàng vỏ bao thuốc lá cảnh báo người dùng.
qualong
08-23-2012, 08:05 AM
Australia đang tiến tới thông qua luật mới về thuốc lá, có thể xem là nghiêm khắc nhất thế giới. Các nhà sản xuất buộc phải sử dụng những hình ảnh gây sốc để khiến mọi người thấy đó làm động lực mà bỏ thuốc lá.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/thuoc_la_2.jpg
Những bao bì thuốc lá kinh dị để cảnh tỉnh người hút.
Công ty thuốc lá Down Under sẽ bán sản phẩm với bao bì có màu xanh tối tăm, được in hình ảnh kinh dị để cảnh báo vấn đề sức khỏe do thói quen hút thuốc lá có thể gây ra.
Từ những hình ảnh ung thư vòm họng, răng ố đen cho tới đôi mắt mù lòa đều được chọn và bắt buộc in trên bao bì sản phẩm của các hãng sản xuất thuốc lá.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/thuoc_la_3.jpg
Từ những hình ảnh ung thư vòm họng, răng ố đen cho tới đôi mắt mù lòa đều được chọn và bắt buộc in trên bao bì.
Những “đại gia” trong ngành sản xuất siêu lợi nhuận này chắc chắn sẽ phản đối bộ luật mới của Australia. Họ đã có văn bản gửi lên Tòa án tối cao Austrlia, tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn là... thất bại.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/thuoc_la_4.jpg
Các quan chức về Y tế tại Anh cũng đang tiến gần hơn tới quyết định hình thành quy định mới về thiết kế bao bì thuốc lá trong phạm vi Anh Quốc.
Chính phủ Austrlia đã kêu gọi toàn thế giới lấy họ làm gương và đặt mục tiêu cắt giảm một tỷ người hút thuốc trên toàn cầu.
Bà Nicola Roxon, tổng chưởng lý Australia cũng đồng tình chiến dịch kiểm soát thuốc lá trên toàn cầu. “Nếu không có những chính phủ can đảm đấu tranh với lợi nhuận của ngành sản xuất thuốc lá, thì còn nhiều người nghĩ rằng thuốc lá vô hại và không gây nghiện”, bà Nicola cho biết.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/thuoc_la_5.jpg
Thuốc lá đã cướp đi sinh mạng 15.000 người dân Australia mỗi năm.
Australia mong muốn cắt giảm 15% số người hút thuốc lá xuống còn 10% đến năm 2018. Các quan chức cho hay, thuốc lá đã cướp đi sinh mạng 15.000 người dân Australia mỗi năm.
Ông Scott McIntyre, đại diện phát ngôn của British American Tobacco, đơn vị phản đối luật mới, cho biết: “Đây vẫn là điều luật chưa tối ưu, nó chỉ mang lại lợi ích cho nhóm tội phạm bán thuốc lá trái phép trên vỉa hè mà thôi”.
sưu tầm
qualong
08-23-2012, 08:08 AM
TT - Tôi hút thuốc lá từ rất lâu, vì thế những lần về thăm gia đình, con tôi (ở nước ngoài) thường đem về biếu bố vài cây thuốc lá ngoại.
Đợt về thăm nhà tháng 7-2012, con tôi đem về loại thuốc lá mà trên bao thuốc một bên là hình người mẹ bế con, tay còn lại bịt miệng, đứa bé vẻ mặt sợ hãi, hình bên kia là quả tim bị ung thư của người hút thuốc lá. Dù con tôi nói đã chọn mua loại thuốc lá mà bao bì có hình ảnh dễ nhìn nhất tại sân bay Cao Hùng (Đài Loan), người hút thuốc lá có thâm niên như tôi nhìn thấy những bao thuốc ấy cũng thấy ghê ghê, đành phải lấy giấy báo bọc lại và cất đi.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/B_n___c-b37905399c4f28bc9cd6b36bda277568.jpg
Hình ảnh trên bao thuốc lá ở nước ngoài khiến người hút thuốc lá thấy ngại ngần khi sử dụng - Ảnh: Quang Định
Trong thời gian ở Việt Nam, con tôi có tranh thủ đi du lịch Hong Kong và Thái Lan. Ngoài tham quan, mua sắm, con tôi còn có ý tìm mua thuốc lá cho bố. Nhưng khi về cháu nói: “Bố ạ, nhìn hình ảnh in trên bao thuốc đã thấy sợ không dám cầm, nên con không đủ can đảm để mua”.
Mới đây, con tôi rời Việt Nam, trong vali hành lý có mấy cây thuốc lá ngoại sản xuất tại Việt Nam để làm quà cho bạn bè. Có thể là do giá thuốc ở Việt Nam rẻ hơn, song lý lẽ của con tôi là “những bao thuốc sản xuất trong nước này không có hình ảnh ghê sợ mà chỉ in dòng chữ “hút thuốc lá gây ung thư phổi”. Ở nước ngoài mấy ai biết chữ Việt Nam!”.
Tôi biết ở nhiều nước đã áp dụng việc in hình ảnh ghê sợ về tác hại của thuốc lá để cảnh báo người hút thuốc và đã có hiệu quả nhất định. Ở nước ta cũng từng có ý kiến sẽ in hình ảnh thay dòng chữ “hút thuốc lá hại sức khỏe” hoặc “có thể ung thư phổi” trên bao thuốc lá sản xuất trong nước, kể cả những nhãn hiệu thuốc lá của nước ngoài. Bởi lẽ những dòng chữ này hiện nay kém hoặc không còn tác dụng. Dù có in những dòng chữ này trên kín cả bao thuốc cũng không bằng hình ảnh tim, phổi bị bệnh của người hút thuốc.
Một điều mà ai cũng hiểu, đó là ăn, uống, hút (thuốc lá)... không chỉ bằng miệng mà còn cả bằng mắt, do đó mới có công nghệ trang trí, quảng cáo... Không hiểu sao ở nước ta, việc in hình ảnh cảnh báo tác hại của thuốc lá vẫn còn nấn ná ?
43 quốc gia đã áp dụng
Trên thế giới đã có 43 quốc gia bắt buộc các công ty thuốc lá phải in hình ảnh cảnh báo tác hại thuốc lá trên nửa mặt trước và mặt sau của bao thuốc.
Tổ chức Y tế thế giới đã thực hiện cuộc khảo sát tại các quốc gia mà bao thuốc lá có in hình ảnh cảnh báo. Kết quả cho thấy đa số người hút thuốc lá đều lưu ý đến những hình ảnh và lời cảnh báo trên bao thuốc và hơn 25% trong số này cho biết những cảnh báo đó khiến họ cân nhắc đến việc bỏ thuốc.
Một nghiên cứu quốc tế gần đây của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ cho thấy khoảng 25% đến hơn 50% người hút thuốc lá cho biết những hình ảnh này có thể làm họ phải bỏ thuốc.
sưu tầm
qualong
08-23-2012, 08:16 AM
Với những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ được in trênvỏ bao thuốc lá, chính phủ Australia, Brazil, Canada hay Singapore hy vọng sẽbảo vệ được sức khỏe của cộng đồng trong thời đại mới.
Ngày 15/8, Tòa án Tối cao Australia đã tuyên bố tán thành dựluật quy định vỏ bao thuốc lá do chính phủ nước này đề xuất. Theo luật mới,thuốc lá phải được đóng gói trong các vỏ bao màu xanh ô-liu không in tên thươngmại mà thay vào đó là những hình ảnh cảnh báo nguy cơ sức khỏe. Cơ quan Y tếthuộc Liên Hợp Quốc coi quyết định của Tòa án Tối cao Australia là một ‘bướcngoặt’ và hy vọng sẽ được các quốc gia khác sẽ noi gương theo.
Dưới đây là một số hình ảnh nhằm mang tới thông điệp cảnhbáo về tác hại của việc hút thuốc lá được in trên vỏ bao thuốc lá tại các quốcgia: Brazil, Canada, Singapore và Australia:
Một tư vấn in trên vỏ bao thuốc lá được bán ở Brazil:
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435743_48_20120819104710_2.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435743_63_20120819104710_3.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435743_78_20120819104710_1.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435743_93_20120819104741_4.jpg
Những cảnh báo về bất lực, bệnh răng miệng hay ảnh hưởng tới trẻ em được in trên các vỏ bao thuốc lá tại Canada:
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_08_20120819104741_5.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_24_20120819104741_6.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_39_20120819104813_7.jpg
Hình ảnh được in trên các vỏ bao thuốc lá ở Singapore:
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_54_20120819104813_8.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_76_20120819104813_9.jpg
Những vỏ bao thuốc lá không ghi tên thương mại mà thay vào đó là những hình ảnh cảnh báo về sức khỏe tại Australia:
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435744_91_20120819104847_10.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435745_06_20120819104847_11.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/4_8_1345435745_2_20120819104847_12.jpg
sưu tầm
qualong
08-23-2012, 08:23 AM
“Chỉ cần đầu tư 500 đồng cho việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thì sẽ mang lại được 1 năm sống khỏe mạnh cho người Việt” - Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định.
Nghiên cứu của WHO năm 2006 cho thấy việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ giúp tránh được khoảng 300 đến 700 ca tử vong sớm mỗi năm trong nhiều thập kỷ.
Cảnh báo hiện nay quá yếu
Tại Việt Nam, “Hút thuốc lá gây ung thư phổi” hoặc “Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, chiếm 30% diện tích vỏ bao, chữ đen trên nền trắng được in tại vỏ bao thuốc lá hiện nay là quá thấp và nhẹ so với quy định của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (Điều 11 của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá quy định: cảnh báo sức khoẻ báo nên chiếm 50% diện tích trưng bày chính và không nhỏ hơn 30% diện tích trưng bày chính, nên in “cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh và chữ”).
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/71_11_1339663304_37_canhbao8_7f2b8.jpg
So sánh mẫu cảnh báo trên vỏ bao thuốc của Việt Nam
và của một số nước trên thế giới.
Theo điều tra năm 2008 với 47% nam giới hút thuốc ở Việt Nam thì lời cảnh báo: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi, hút thuốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính” rất yếu, không có tác dụng giúp họ bỏ thuốc. Có đến 77% người tiêu dùng lựa chọn in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích bao thuốc lá.
Qua khảo sát, chỉ 39% người hút thuốc nhớ được nội dung cảnh báo “hút thuốc có thể gây ung thu phổi”; 5,9% nhớ được nội dung “Hút thuốc có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”. Nguyên nhân được đưa ra do lời cảnh báo không bắt mắt (36,4%), nội dung không có gì liên quan đến mình (27,3%); vị trí khó đọc (13,0%); in quá nhỏ (10,4%); màu chữ khó nhìn (9,1%).
Cuộc khảo sát về hiệu quả của cảnh báo sức khỏe (CBSK) bằng chữ hiện hành do Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phát triển cộng đồng (CDS) và Văn phòng chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH) thực hiện năm 2009 cho thấy: 60% người hút thuốc lá nói rằng những lời CBSK hiện tại không làm cho họ muốn bỏ thuốc lá, 82% người được hỏi ủng hộ in CBSK bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích các mặt chính vỏ bao thuốc lá.
Cần cảnh báo với tỉ lệ 50% trở lên
Năm 2011, Nghiên cứu về chi phí - hiệu quả của việc in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh tại Việt Nam do Viện Chiến lược và chính sách y tế thực hiện kết luận: “Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tại Việt Nam sẽ có chi phí cực thấp với hiệu quả cao, chỉ cần đầu tư 500 đồng cho việc in cảnh báo sức khỏe thì sẽ mang lại được 1 năm sống khỏe mạnh cho người Việt Nam”.
In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh là một trong những biện pháp truyền thông không tốn kém và hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ hút thuốc lá và ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc, người không biết chữ cũng biết được tác hại hút thuốc.
Tất cả các nước trên thế giới đã tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá đều quy định in cảnh báo tác hại trên vỏ bao thuốc. Việt Nam cũng tham gia Công ước khung này, vì vậy in cảnh báo vừa để tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá vừa thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam với các cam kết quốc tế.
Một số công ty thuốc lá của Việt Nam cũng đã sản xuất thuốc lá xuất sang Singapore từ nhiều năm đã in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Tuy nhiên, diện tích hình ảnh vẫn quá ít.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/71_11_1339663304_93_canhbao9_d88ac.jpg
Mẫu cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá của Công ty thuốc lá Thăng Long xuất khẩu sang Singapore
Bởi vậy, để chuyển tải đầy đủ cảnh báo, thông điệp về tác hại thuốc lá (THTL) đến người hút cũng như cộng đồng cần cần sớm đưa vào quy định bắt buộc cảnh báo THTL bằng hình ảnh với tỉ lệ lớn (trên 50% trở lên).
Cần sử dụng những hình ảnh cảnh báo gây sốc; đặt hình ảnh trên mặt trước và ở phía trên của bao bì; kích cỡ càng to càng tốt; in các hóa chất gây ung thư có trong thuốc lá trên cạnh bao thuốc như carbonmonoxit, xianua, formaldehyde… để từ đó tăng sức mạnh cảnh báo, giảm tỉ lệ người sử dụng thuốc lá, giảm chi phí và gánh nặng bệnh tật do thuốc lá.
Nên có một bộ từ 6 đến 10 mẫu CBSK bằng hình ảnh mạnh, thể hiện các hậu quả có hại của thuốc lá. Các mẫu này cần quy định được in cùng một lúc trên các vỏ bao của các nhãn thuốc lá khác nhau.
Các mẫu CBSK bằng hình ảnh cần được đổi mới theo định kỳ một hoặc hai năm để làm mới CBSK đối với công chúng.
sưu tầm
qualong
08-23-2012, 08:28 AM
- Theo các nhà nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, trên 40 chất gây ung thư. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, các bệnh về hô hấp, đồng thời là nguyên nhân gia tăng đói nghèo.
Trung bình mỗi năm, thuốc lá giết chết 5 triệu người trên toàn cầu. Việt Nam là một trong số 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Điều tra năm 2010 cho thấy, Việt Nam có tới 47,4% nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của mỗi gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, 62% ca tử vong (khoảng 40.000 người/năm) liên quan đến thuốc lá, cao gấp 3 lần tử vong do tai nạn giao thông; chi phí điều trị y tế mỗi năm lên tới 2.300 tỷ đồng...
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/baothuoc1.jpg
Hình ảnh trực quan về tác hại của thuốc lá in trên vỏ bao thuốc (Ảnh: Báo Gia đình và Xã hội)
Đến nay, nhiều người đã nhận thức được những tác hại to lớn của thuốc lá đối với sức khỏe con người, song có lẽ chúng ta còn chưa đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng xấu của thuốc lá và phải cần áp dụng mạnh hơn các biện phòng, chống tác hại của thuốc lá. Để giảm thiểu được số người hút thuốc lá thì cần thiết phải cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên sản phẩm thuốc lá, điều này sẽ góp phần cho người hút biết rằng mối hiểm họa đang đe dọa khi mà sử dụng các sản phẩm này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm diện tích lớn trên vỏ bao thuốc lá giúp nâng cao nhận thức về những hậu quả đối với sức khỏe, tính gây nghiện và nguy cơ chết người từ việc sử dụng thuốc lá, giúp tăng các nỗ lực bỏ thuốc hoặc giảm hút.
Đặc biệt, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm diện tích lớn trên vỏ bao có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa hút thuốc trong giới trẻ, do thích thể hiện mình là người trưởng thành mà không nhận thức rõ ràng về các yếu tố bệnh tật của việc hút thuốc. Vì vậy, những hình ảnh cảnh báo sức khỏe được in trên vỏ bao thuốc lá giúp các em hiểu rõ hơn tác hại của hút thuốc, giúp ngăn ngừa việc hút thuốc.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với thông tin về tác hại của thuốc lá của người dân còn hạn chế nên việc in cảnh báo hình ảnh trên vỏ bao thuốc có thể truyền tải thông điệp tác hại thuốc trực tiếp đến từng người hút thuốc. Biện pháp này sẽ tiết kiệm chi phí cho Nhà nước vì việc in ấn cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, không hề tốn kém nhiều về kinh phí.
Ngoài ra, việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các vỏ bao thuốc lá sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước phân biệt được các sản phẩm thuốc lá lậu, vì thường các sản phẩm thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Đây còn là một việc làm nhằm đảm bảo quyền của người tiêu dùng là được biết các thông tin chính xác về sản phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khỏe, nguy cơ gây bệnh tật từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh chiếm trên 50% diện tích vỏ bao thuốc lá và đã đạt những hiệu quả nhất định. Một số quốc gia còn quy định diện tích cảnh báo rất lớn như Uruguay (80% cả hai mặt trước và sau), Mauritius (60% mặt trước và 70% mặt sau), Australia, New Zealand (30% mặt trước và 90% mặt sau), Philippines (60% cả hai mặt trước và sau)...
Ở nước ta, việc in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá đã được thực hiện. Hình thức cảnh báo bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích các mặt chính của vỏ bao thuốc, với nội dung “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” hoặc “Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”. Hình thức cảnh báo này phải chăng còn đang quá nhẹ? Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của thuốc lá, chúng ta cần thực hiện quyết liệt việc in cảnh báo sức khỏe chiếm 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và sau trên bao bì thuốc lá.
Đây là giải pháp tuyên truyền quan trọng vì nó tác động trực tiếp vào nhận thức của người dân, để người dân ý thức được về tác hại của thuốc lá đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thật sự phát huy được tác dụng khi mỗi người dân phải tự ý thức được tác hại của thuốc lá và tự mình nói không với thuốc lá./.
sưu tầm
qualong
08-23-2012, 08:36 AM
Vì sức khỏe cộng đồng ! hãy hạn chế và cố gắng bỏ hẳn thuốc lá bạn nhé !!!
http://www.youtube.com/watch?v=lEYDtKjdxns
http://www.youtube.com/watch?v=fNkVR8To-E4
http://www.youtube.com/watch?v=VUrvkDu72nI
http://www.youtube.com/watch?v=2QUFk7s0dNM
http://www.youtube.com/watch?v=kdNDgYoM3Fs
http://www.youtube.com/watch?v=FUPSBzcI3I0
Trước khi tập bỏ thuốc lá , nếu có điều kiện các bạn có thể sử dụng thuốc lá điện tử một thời gian , rồi kiên quyết bỏ hẳn , tham khảo thuốc lá điện tử đường link dưới . Chúc các bạn sớm thành công !!!
http://www1.thuocladientu.com/2011/09/thuoc-la-ien-tu-e-go-hop-2-ieu.html
Thanks mọi người đã ghé xem !!!
khakhakha
08-23-2012, 10:02 AM
biết là tác hại đầy ra đó, bỏ đi bỏ lại không được bác ơi...
hồi nhỏ thấy người lớn hút tập tành hút cho oai, giờ nghĩ lại thấy mình ngu vãi đái :(
phải có quyết tâm...dù sao nhất định phải bỏ thôi!
qualong
08-23-2012, 11:34 AM
biết là tác hại đầy ra đó, bỏ đi bỏ lại không được bác ơi...
hồi nhỏ thấy người lớn hút tập tành hút cho oai, giờ nghĩ lại thấy mình ngu vãi đái :(
phải có quyết tâm...dù sao nhất định phải bỏ thôi!
vậy thì cố gắng lên nhé ! mình thì may cái từ nhỏ tới giờ không hút thuốc , nhưng thỉnh thoảng phải chấp nhận hút thuốc thụ động :frown:
tuan_anh03
08-23-2012, 11:55 AM
vậy thì cố gắn lên nhé ! mình thì may cái từ nhỏ tới giờ không hút thuốc , nhưng thỉnh thoảng phải chấp nhận hút thuốc thụ động :frown:
Bắt tay với anh một cái vì cùng cảnh ngộ. Khổ quá nhỉ, đúng ko anh?
nguyenhieu07
08-23-2012, 12:38 PM
Cảm ơn anh Quang.anh không chỉ lo cho cá rồng anh em mà còn lo đến sức khỏe anh em nữa,cảm ơn HIỆP SĨ- BÁC SĨ- NHÀ BÁO -KIÊM CHỦ XỊ.hehehehehheh
Mr Duc
08-23-2012, 12:46 PM
Nhìn thế này chắc phải bỏ thuốc thôi.
qualong
08-23-2012, 05:33 PM
Cảm ơn anh Quang.anh không chỉ lo cho cá rồng anh em mà còn lo đến sức khỏe anh em nữa,cảm ơn HIỆP SĨ- BÁC SĨ- NHÀ BÁO -KIÊM CHỦ XỊ.hehehehehheh
:biggrin:rảnh rỗi chút thì tìm bài lấy cớ tám với anh em cho vui xíu ấy mờ em ơi ! không kiêm nổi nhiều thứ được đâu Hiếu à:biggrin::biggrin::biggrin:
manhlong
09-03-2012, 02:43 PM
mmay quá mình bỏ rồi,hehe.giờ mà bỏ bia nữa thì chỉ còn mỗi vợ.hehe
Megatron
10-31-2012, 06:23 PM
Mod design 1 tấm hút thuốc cá chết là anh em trên này bỏ hút hết hehe
andinhcons
12-27-2012, 09:57 AM
Má ơi, cái này xem xong là em bỏ thuốc liền. Sao ở Việt nam không cho mấy hình ảnh này vào ta? Chắc sợ mất tiền thuế chăng!
thenguyen
12-27-2012, 10:16 AM
hên quá nhà nghèo nên k có tiền mua để mà hút.toàn nhìn ng ta hút rồi nhìn ng ta bệnh mà chết.mấy tấm hình cũng chả có gì ghê.ngày xưa vn ta ghi trên vỏ bao là "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi" và cuối cùng đến bây giờ thì tất cả đều bỏ ....2 chữ có thể,thành ra là hút thuốc lá gây ung thư phổi????nhưng vân chưa bỏ đc ...thuốc lá.rõ ràng ng ta hiểu biết tác hại về nó quá rõ ràng thì cần gì phải in mấy cái hình này chi cho mắc công:D.
mai mốt đề nghi ghi thêm lên chai rượu hình ng bị chết do gan nữa.ghi lên vỏ bao đường,nước ngọt,bánh kẹo.... hình ng bị tiểu đường.và hình nào phải ghê ghê và gớm gớm nữa :D:D:D
Thái Dương
12-27-2012, 12:14 PM
Em phải bỏ thôi, vì sắp lấy vợ sinh con, muốn con khỏe mạnh thì phải bỏ thôi, mình có thể coi thường bản thân chứ vợ con và người thân thì ko được.
pro.pr21
01-07-2013, 07:31 PM
Chúc các bạn 1 năm mới vui vẻ và uống ít rượu bia vào nhé
thenguyen
01-07-2013, 08:07 PM
mmay quá mình bỏ rồi,hehe.giờ mà bỏ bia nữa thì chỉ còn mỗi vợ.hehe
bỏ tới bia thôi,đừng bỏ vợ :biggrin:
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.