PDA

View Full Version : Chữa bệnh cho cá bằng thuốc Nam



Thái hổ
06-18-2009, 03:57 PM
Nhằm tạo một sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm và khắc phục tình trạng phụ thuộc vào việc dùng hóa chất, kháng sinh phòng trị bệnh cho tôm, cá nuôi. Ngày nay, ngư dân đang có xu hướng sử dụng một số loại thảo dược ( thuốc nam) để phòng trị bệnh trên tôm cá với ưu điểm tạo được thực phẩm an toàn, đạt kết quả cao và ít tốn chi phí.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cây thuốc dùng để phòng và trị một số bệnh phổ biến như:

1. Cây xoan:



Cây xoan
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825odexy2flyj15619_1.jpeg
Tên khoa học Meliaazedarach L, còn có tên là cây thù đâu, thuộc loại cây thân gỗ, vỏ xù xì, rụng lá vào mùa đông, ra hoa, lá, quả vào mùa xuân. Vỏ và lá xoan có vị đắng, ngâm dưới nước có màu đen.

Công dụng: Diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe đều đạt kết quả.

Cách dùng: Cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong ao nuôi cá đang có bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, cũng có thể ngâm trong lồng nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 150 – 200kg lá xoan/1.000m2 ao có mực nước 1,5 – 2m hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3.

2. Cây thầu dầu tía:

http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825zmq1nwm0od18956_1.jpeg

Thầu dầu tía

Ricinus com–munisL, có tên khác là dầu ve (vì hạt có các vân như viên bi ve), cây đu đủ tía, cây tù ma. Là cây sống lâu năm, thường được trồng bằng hạt, hoặc mọc hoang ở các bãi ven sông. Quả thầu dầu có nhiều gai mềm (như gai quả chôm chôm), hạt có vỏ cứng màu đỏ tía, mỗi quả 3 – 4 hạt, hạt dùng để ép dầu. Lá thầu dầu có chất đắng.

Công dụng: Chữa bệnh loét mang, bệnh đốm đỏ cho cá có kết quả cao.

Cách dùng: Lấy lá thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 250 – 300kg lá thầu dầu/ha ao nước sâu 1,5 – 2m. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20kg lá thầu dầu/8–10m3 lồng.


3. Cây nghể:
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825mgi0zdy3ot11985_1.jpeg
Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper. Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.

Công dụng: Chữa bệnh viêm ruột và bệnh loét mang, có hiệu quả nhất là cá giống.

Cách dùng: Lấy thân cây và lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn. Liều lượng 3kg thân lá nghế tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, cứ 1 – 2kg nghế khô/100kg cá giống
4. Cây rau sam:

http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825ywm1ngixnz14138_1.jpeg

Rau sam

Portulacaoler–acea L. Cây thấp, có nhiều nhánh, thân cây có màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục hơi dầy, hoa có màu vàng mọc ở đầu cành, có thể làm rau luộc, ăn hơi có vị chua.

Công dụng: Chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn.

Cách dùng: Rửa rau sạch rồi vô trùng bằng nước muối 3%, rải rau trong khung nổi ở ao hoặc trong lồng cá, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục trong sáu ngày với liều lượng 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao hoặc trong lồng cá.
5. Cây tía đỏ:
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825otdjnmvlm211965_1.jpeg
Pelilla frutescen L Brittvar, là loại thân thảo có lông, lá mọc đối, mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới lá có màu đỏ tím (đỏ tía, lá có hình trứng, mép lá có răng cưa, hoa màu trắng nhạt, thân và lá có mùi thơm, dùng làm gia vị.

Công dụng: Chữa bệnh đường ruột.

Cách dùng: Thân và lá cây băm nhỏ nấu kỹ, lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn, lượng 0,2 – 0,5kg lá tía đỏ/1kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày.

6. Cây tỏi:
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825zmiym2niyj5281_1.jpeg
Allium Sativum,

Công dụng: chữa bệnh đường ruột cho cá.

Cách dùng: Nghiền nát củ tỏi trộn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5 – 1kg tỏi trộn với thức ăn/100kg cá, cho ăn liên tục 6 ngày. Đối với nuôi cá lồng dùng 0,5 – 1kg tỏi nghiền nát ngâm với thức ăn xanh từ 15 – 30 phút mới thả thức ăn vào lồng cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục/tháng.

Kinh nghiệm dùng một số thảo mộc làm thuốc phòng trị bệnh cho cá tại địa bàn Anh Sơn (Nghệ An) đã có kết quả được nhân dân các địa phương tới tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

7. Dây thuốc cá
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825mzc2ntmzmz22663_1.jpeg

Dùng dây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: Lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó tưới đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

8. Cây thàn mát
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825owyzzje0nm15994_1.jpeg
Quả khi già, hạt có chứa 30-40% dầu và chất gây độc (như rotenon, sapotoxin) đối với cá. Có thể dùng hạt thàn mát để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm.

Cách dùng: Nghiền nát hạt rồi hoà vào nước, dùng nước đó tưới đều lên ao hoặc đập nát cho vào bao tải ngâm ở ao, tác dụng chậm hơn. Liều lượng cứ 0,5-1kg hạt dùng cho một ao 1.000m2 ở mức nước 15-20cm.

9. Cây bồ hòn
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825njnlotgyym11579_1.jpeg
Quả bồ hòn có nhân, hạt rất độc. Người nuôi cá, tôm dùng hạt để diệt cá tạp khi cải tạo ao đầm. Khi dùng, giã hạt thật nhỏ, hoà tan với nước, dùng nước này tưới đều khắp ao với liều lượng 0,5-1kg hạt/1.000m2 ao có mức nước 15-20cm

10. Cây sở

Sở là cây ép lấy dầu, bã làm thành bánh (khô dầu sở) có chứa chất saponozit gây độc làm chết cá và có tác dụng diệt khuẩn. Khô dầu sở có tác dụng để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Khi dùng, cần nghiền nát khô dầu sở rồi rải xuống ao, hay ngâm trong nước.



Nguồn so93 khoa học công nghệ bắc ninh

manhlong
06-18-2009, 04:23 PM
Nhằm tạo một sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm và khắc phục tình trạng phụ thuộc vào việc dùng hóa chất, kháng sinh phòng trị bệnh cho tôm, cá nuôi. Ngày nay, ngư dân đang có xu hướng sử dụng một số loại thảo dược ( thuốc nam) để phòng trị bệnh trên tôm cá với ưu điểm tạo được thực phẩm an toàn, đạt kết quả cao và ít tốn chi phí.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cây thuốc dùng để phòng và trị một số bệnh phổ biến như:

1. Cây xoan:



Cây xoan
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825odexy2flyj15619_1.jpeg
Tên khoa học Meliaazedarach L, còn có tên là cây thù đâu, thuộc loại cây thân gỗ, vỏ xù xì, rụng lá vào mùa đông, ra hoa, lá, quả vào mùa xuân. Vỏ và lá xoan có vị đắng, ngâm dưới nước có màu đen.

Công dụng: Diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe đều đạt kết quả.

Cách dùng: Cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong ao nuôi cá đang có bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, cũng có thể ngâm trong lồng nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 150 – 200kg lá xoan/1.000m2 ao có mực nước 1,5 – 2m hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3.



Nguồn so93 khoa học công nghệ bắc ninh
thanks bạn rất nhiều,cái này lần đầu mình nghe qua,mình không biết trong SG có cay Xoan không.ah quên,lá xoan ngâm trong nước bao lâu thì phải vớt ra và trong thời gian ngâm có thay nước không.cái này rất có ích cho anh em chơi cá rồng vì lâu nay cá bị trung mỏ neo thì hầu như anh em chỉ bắt cá ra để nhổ trùng mỏ neo chứ chưa thấy loại thuốc nào để có thể diệt trùng mỏ neo,thanks bạn rất nhiều

minhtay
06-18-2009, 04:45 PM
thanks bạn rất nhiều,cái này lần đầu mình nghe qua,mình không biết trong SG có cay Xoan không.ah quên,lá xoan ngâm trong nước bao lâu thì phải vớt ra và trong thời gian ngâm có thay nước không.cái này rất có ích cho anh em chơi cá rồng vì lâu nay cá bị trung mỏ neo thì hầu như anh em chỉ bắt cá ra để nhổ trùng mỏ neo chứ chưa thấy loại thuốc nào để có thể diệt trùng mỏ neo,thanks bạn rất nhiều

anh long ơi anh để bài này của bạn kia ở đầu trang 1 trong phần bàn về cá rồng nói chung nhá. Cái này rất quan trọng