PDA

View Full Version : Người Sài Gòn!



Thái Dương
02-24-2013, 03:12 PM
Người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi.

http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2013/02/dcca97c24029f908b216e24fbfb227f6.jpg

Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán mà bụng vẫn trống không. Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.

Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thi thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, 
ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô!

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu?

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: 15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: Em mới chạy xe, 
đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy!

Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá!”

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.

Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn.

BÀI: NHỊ NGUYÊN


ẢNH: HÀ THÀNH

Theo SGTT

Theo em thấy người Đà Lạt còn nhiệt tình hơn nữa ^^!

nguyenhuy
02-24-2013, 04:14 PM
Người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi.

http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2013/02/dcca97c24029f908b216e24fbfb227f6.jpg

Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán mà bụng vẫn trống không. Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.

Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thi thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, 
ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô!

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu?

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: 15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: Em mới chạy xe, 
đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy!

Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá!”

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.

Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn.

BÀI: NHỊ NGUYÊN


ẢNH: HÀ THÀNH

Theo SGTT

Theo em thấy người Đà Lạt còn nhiệt tình hơn nữa ^^!

bây giờ 2013 chắc hơi bị ít người như vậy

Anhquoc
02-24-2013, 04:35 PM
bây giờ 2013 chắc hơi bị ít người như vậy
Như vậy cũng là do có nhìu người chuyên lợi dụng lòng tốt của người khác để kiếm tiền vd như vụ ông lão bán me vừa qua. Nhưng mình thấy cũng còn nhìu những người làm việc tốt chứ bạn . Nói như bạn mình nghe bi quan quá

dragons_tear
02-24-2013, 11:54 PM
Đâu đâu cũng có những người tốt.ng xấu,k riêng sài gòn.tất cả đều như gần đúng,nhưng e thấy chi tiết đi taxi mà bớt tiền,ko sợ lầm,nhiệt tình hình như hơi nói quá.chạy lòng vòng kéo quãng đường dài là chuyện xảy ra hàng ngày. Tài xế chửi khách phản ánh lên tới cả mạng onl luôn đấy..
Ps: ko phải ai cũng vậy.đâu đâu cũng vẫn có ng tốt

Tuanhk
02-25-2013, 08:21 AM
Thời buổi kinh tế khó khăn cái j đụng đến tiền thì khó lắm, chẳng ai cho không ai cái gì

n0obsg
02-25-2013, 10:07 AM
Ở đâu cũng có ng tốt kẻ xấu thôj, mình thì thấy sg khác hn ở chổ ,ở sg bạn trả gjá 1 món đồ cỡ nào cũng dc,ko mua mà đj cũng đc ,còn nhận đc cáj hẹn gặp lạj nữa,tất nhjên là phảj ngườj sg bán nha,còn ở mjền bắc nój chung và hn nój riêng,bạn trả gjá mà ko mua ,hoặc hỏj mà ko mua là ... chát ..bùm...abc...xyz...ljền..

thangquy_nho
02-25-2013, 11:33 AM
em ở HN vào SG thấy có điểm khác biệt lớn nhất là ở SG trước khi đi ra ngoài đường người nhà toàn nhắc nhở đi đứng cẩn thận đồ đạc, không thì dễ bị cướp lắm. Còn ở Hn thì ít. nhưng ở đâu cũng có người xấu, người tốt mà.

Thái Dương
02-25-2013, 12:29 PM
Ở HN con nít chửi thề kinh lắm, vào tiệm net là nghe mấy e học sinh cấp 2 chửi thề dễ sợ thiệt, còn ở SG thì con nít ngoan hơn ^^!

Anhquoc
02-25-2013, 01:37 PM
Thư giãn thôi mấy bạn ơi đừng có bắc với nam nửa dể có chuyện um sùm ko đáng lắm . Ai cũng có niềm tự hào về nơi mình sinh sống. Thân

tai88
02-25-2013, 01:59 PM
Đó là do hên gặp đúg ng Sài Gòn đó bạn,chứ giờ ng đúng gốc Sài Gòn không có nhiêu đâu....

n2031990n
02-25-2013, 02:54 PM
Đó là do hên gặp đúg ng Sài Gòn đó bạn,chứ giờ ng đúng gốc Sài Gòn không có nhiêu đâu....

người nào biết bến tắm Ngựa ở đâu là dân 9 gốc sài gòn :biggrin::biggrin::biggrin:

hoanhung
02-25-2013, 02:57 PM
Ở HN con nít chửi thề kinh lắm, vào tiệm net là nghe mấy e học sinh cấp 2 chửi thề dễ sợ thiệt, còn ở SG thì con nít ngoan hơn ^^!

Là sao Dương, là ở Sài Gòn con nít chửi thề không bị vấp hả em? Hhehe

hoanghai_kg
02-25-2013, 04:10 PM
Là sao Dương, là ở Sài Gòn con nít chửi thề không bị vấp hả em? Hhehe



Chuẩn. Vote cho pác 1 phiếu. Ở đâu cũng vậy con nít bây giờ chửi thề ve kêu luôn kể cả Kiên Giang dưới mình chứ k riêng j SG và HN.


Ps: Đừng phân biệt Bắc Nam nữa các pác ah, nhỡ có ae nào hiểu lầm thì nguy hehehe.

manhlong
02-25-2013, 04:43 PM
Thach sanh gio it,Ly thong qua nhieu

NoSelf
02-25-2013, 05:05 PM
ngay cả trong chính bản thân của mỗi chúng ta cũng có lúc tốt lúc xấu, quan trọng là khi đến cuối đời tổng kết lại xem cái nào nhiều hơn! :biggrin:

huychim123
02-25-2013, 06:09 PM
mình thấy ở đâu cg có kẻ tốt ng xấu.khi sinh ra bản chất ai cg như ai tất cả chỉ tại cái thằng dòng đời thôi...

Sapaluxuryhotel
02-25-2013, 06:30 PM
mình thấy ở đâu cg có kẻ tốt ng xấu.khi sinh ra bản chất ai cg như ai tất cả chỉ tại cái thằng dòng đời thôi...

Bác này nói chuẩn : bác Minh râu có nói "
khi ngủ thì ai cũng như ai
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền, dữ phải đâu là tĩnh sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà lên.
Bác Nam đều 1 nhà sẽ có người tốt và cũng có kẻ xấu, và ngay cả trong mỗi con người nếu biết hạn chế phần Con đi thì sẽ được mọi người yêu quý !

bsdvn
02-25-2013, 06:38 PM
dính vùng miền, tôn giáo,.... là không ổn rồi

nguyenhuy
02-25-2013, 06:46 PM
Như vậy cũng là do có nhìu người chuyên lợi dụng lòng tốt của người khác để kiếm tiền vd như vụ ông lão bán me vừa qua. Nhưng mình thấy cũng còn nhìu những người làm việc tốt chứ bạn . Nói như bạn mình nghe bi quan quá

cái này thì cũng gần giống cái chử ký của ban nè Mắt thấy tai nghe cũng đừng nên tin
_ Sờ được đụng được chỉ tin phân nửa
_ chỉ có tui là anh phải tin tuyệt đối.
3 điều vợ e dạy.

Anhquoc
02-25-2013, 06:54 PM
cái này thì cũng gần giống cái chử ký của ban nè Mắt thấy tai nghe cũng đừng nên tin
_ Sờ được đụng được chỉ tin phân nửa
_ chỉ có tui là anh phải tin tuyệt đối.
3 điều vợ e dạy.
Câu cuối cùng còn nữa mà ko dám ghi hết . Ghi hết ra tối về khó ngủ lắm đó là:
3 điều vợ e dạy ,mà e kô nghe
- hehehe!

Thái Dương
02-25-2013, 09:59 PM
Thư giãn thôi mấy bạn ơi đừng có bắc với nam nửa dể có chuyện um sùm ko đáng lắm . Ai cũng có niềm tự hào về nơi mình sinh sống. Thân

Em người bắc mà a, nhưng e thấy như vậy thật, mấy đứa e họ e ở ngoài bắc học cực giỏi, nhưng chửi thề thì hãi lắm. Cũng mấy đứa e họ luôn ở trong nam thì có đứa thi thoảng chửi, có đứa ko chửi thề. Mấy a chưa phải là người của 2 miền như e thì chưa hiểu dc đâu hehe!


Là sao Dương, là ở Sài Gòn con nít chửi thề không bị vấp hả em? Hhehe

Vậy là a chưa nghe người Bắc chửi nhau rồi ^^, a đã nghe phở chửi chưa? E mỗi lần về HN là ăn ở đó ko nè, lúc đầu thì thấy ức chế lắm, ăn dc 1 miếng nghe chửi 1 miếng nhưng thấy ko ai phản ứng gì nên mặc kệ, chứ ở Biên Hòa là có chuyện roài ^^!

E là người Bắc, ai hỏi quê ở đâu thì nói ở Thái Bình, e có cái tự hào về nguồn gốc của mình, nhưng có nhiều điều người Việt mình cần nhìn nhận 1 cách trung thực về những tật xấu của mình.

E từng sống ở nước ngoài 1 thời gian, khi đó có mấy bạn gái cùng đi vào Pizza Hurt ăn Pizza, có 1 món ăn kèm chống ngán là Salad trộn, mấy bạn gái đi cùng mới bày trò xếp Salad xem ai xếp dc nhiều hơn vào 1 đĩa (do salad để khách dc tự do lấy), kết quả là xếp dc mấy đĩa to như trái núi, hết cả số salad có thể dùng cho 20 người ăn. Nhưng cuối cùng ăn xong ra về nhưng mấy đĩa Salad gần như còn nguyên, 1 thời gian sau tiệm bánh đó ko để khách tự do lấy nữa. Lúc đó e còn nhỏ cũng chẳng nghĩ ngợi gì.

Thời gian gần đây nghe báo chí nói về văn minh ăn uống của người Việt mới giựt mình nhận ra mình đã từng 1 thời đóng góp cho tai tiếng đó. Để tới bây giờ ở Sing, Laos, Thái ... người ta phải để 1 cái biển bằng tiếng Việt cảnh báo về chuyện ăn uống của người Việt đi du lịch.

Chúng ta cứ trốn tránh sự thật xấu xí của người Việt mình, nhưng sự thật luôn là sự thật.

Các a đều có gia đình, đã có con cái, em thì cũng sắp. Các a có muốn sau này con cái mình đi ra ngoài phải chịu những cái nhìn khó chịu của người ta ko? Em thì ko muốn tý nào đâu :confused:!