aro88vn
11-11-2013, 10:56 PM
Vì lý do nào đó chẳng hạn như thanh lý nâng cấp cá hoặc theo dõi quá trình phát triển của chú cá, chúng ta những người chơi cá rồng đôi khi cần biết kích thước của chú cá để post thông tin bán cá hoặc để cập nhật vào nhật ký nuôi cá…vv. Tuy nhiên, để biết chính xác kích thước của chú cá yêu lại là một vấn đề.
Hiện tại cách phộ biến để biết kích thước cá rồng là ước lượng bằng mắt hoặc kê thước ở mặt trước hồ kiếng và chờ cá bơi ra, hoặc đánh thuốc mê..vv.
Đối với ước lượng kích thước bằng mắt chắc chắn kích thước sẽ không chính xác, thông thường sai số sẽ vài centimét, bên cạnh cảm quan mỗi người mỗi khác.
Phương pháp kê thước trên mặt hồ kiếng chờ cá bơi qua để lấy kích thước của cá, ưu điểm của phương pháp này là nhanh, gọn lẹ nhưng độ sai số vẫn là vài centimét vì khi chúng ta đặt vật thể lạ lên hồ kiếng, thông thường cá sẽ hoảng và hạn chế bơi ngang vật thể lạ hoặc có một số con dạn vẫn bơi bình thường nhưng không có gì chắc chắn con cá sẽ bơi theo phương song song với thước để đo được chính xác, thông thường cá sẽ bợi hơi nghiêng khi gặp vật thể lạ trước hồ kiếng. bên cạnh việc lấy kích thước không đơn giản vì khi đó mắt chúng ta phải thực hiện cùng lúc hai chức năng: quan sát vật tĩnh là thước và đồng thời quan sát vật động là cá vì vậy rất dễ dẫn đến sai số.
Pháp pháp đánh thuốc mê tuyệt đối chính xác nhưng chi phí cao (tiền thuốc mê), đồng thời rủi ro cũng cao nếu đánh thuốc không đúng liều.
Hôm nay mình xin giới thiệu phương pháp lấy kích thước cá rồng bằng cách chuyển hình ảnh động thành hình ảnh tĩnh để đo. Phương pháp này mình đã áp dụng để đo kích thước các chú cá của mình và mình nhận thấy độ sai số chỉ tính trên milimét.
Dụng cụ để thực hiện phương pháp này gồm có: một máy ảnh (hoặc ipad, hoặc bất kì thiết bị nào có thể chụp ảnh); một mẩu băng keo trong nhỏ dài 1cm (dùng băng keo trong làm vật thể trung gian nhằm không gây chú ý cho cá); một cây thước đo hoặc thước dây.
Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: cuộn tròn mẩu băng keo trong và dán vào mặt trước hồ kiếng không nhất thiết phải ở vị trí cá bơi qua, chỉ cần gần khu vực cá hay bơi qua.
Bước 2: giữ khoảng cách 1m so với hồ cá, tránh làm cá hoảng, cầm máy ảnh, điều chỉnh zoom, nhắm trực diện vào mặt trước hồ cá (không đặt máy xéo) nhằm chụp được các vật thể sau: con cá, mẩu băng keo và cạnh thẳng đứng của hồ cá.
Bước 3: khi cá bơi qua tấm kiếng trước của hồ là lúc chúng ta chụp nên chụp nhiều tấm và lựa chọn tấm nào mà mà body cá thẳng nhất khi bơi để đo.(trong trường hợp cá bơi chúi đầu vẫn đo được miễn body thẳng, không uốn éo khi bơi).
Bước 4: chép hình ảnh chụp ưng ý nhất vào máy tính(nếu dùng ipad thì không cần chép file mà đo trực tiếp trên ipad)
Bước 5: phóng to một chút hình ảnh trên máy tính, dùng thước áp lên màn hình lấy kích thước cá (thước đặt song song thân cá, đo từ râu đến đỉnh đuôi); đo hình ảnh trên máy tính khoảng cách mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng (lưu ý đặt thước song song với cạnh đáy hồ); đo khoảng cách thực của mẩu băng keo với cạnh hô kiếng.
Từ 3 thông tin trên, chúng ta sẽ có được kích thước thực của cá:
kích thước thực tế của cá = (khoảng cách thực của mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng x kích thước cá đo trên máy tính) / khoảng cách mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng đo trên máy tính
Mình đã áp dụng phương pháp này nhiều và thấy sai số nếu có chỉ vài mm
Hiện tại cách phộ biến để biết kích thước cá rồng là ước lượng bằng mắt hoặc kê thước ở mặt trước hồ kiếng và chờ cá bơi ra, hoặc đánh thuốc mê..vv.
Đối với ước lượng kích thước bằng mắt chắc chắn kích thước sẽ không chính xác, thông thường sai số sẽ vài centimét, bên cạnh cảm quan mỗi người mỗi khác.
Phương pháp kê thước trên mặt hồ kiếng chờ cá bơi qua để lấy kích thước của cá, ưu điểm của phương pháp này là nhanh, gọn lẹ nhưng độ sai số vẫn là vài centimét vì khi chúng ta đặt vật thể lạ lên hồ kiếng, thông thường cá sẽ hoảng và hạn chế bơi ngang vật thể lạ hoặc có một số con dạn vẫn bơi bình thường nhưng không có gì chắc chắn con cá sẽ bơi theo phương song song với thước để đo được chính xác, thông thường cá sẽ bợi hơi nghiêng khi gặp vật thể lạ trước hồ kiếng. bên cạnh việc lấy kích thước không đơn giản vì khi đó mắt chúng ta phải thực hiện cùng lúc hai chức năng: quan sát vật tĩnh là thước và đồng thời quan sát vật động là cá vì vậy rất dễ dẫn đến sai số.
Pháp pháp đánh thuốc mê tuyệt đối chính xác nhưng chi phí cao (tiền thuốc mê), đồng thời rủi ro cũng cao nếu đánh thuốc không đúng liều.
Hôm nay mình xin giới thiệu phương pháp lấy kích thước cá rồng bằng cách chuyển hình ảnh động thành hình ảnh tĩnh để đo. Phương pháp này mình đã áp dụng để đo kích thước các chú cá của mình và mình nhận thấy độ sai số chỉ tính trên milimét.
Dụng cụ để thực hiện phương pháp này gồm có: một máy ảnh (hoặc ipad, hoặc bất kì thiết bị nào có thể chụp ảnh); một mẩu băng keo trong nhỏ dài 1cm (dùng băng keo trong làm vật thể trung gian nhằm không gây chú ý cho cá); một cây thước đo hoặc thước dây.
Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: cuộn tròn mẩu băng keo trong và dán vào mặt trước hồ kiếng không nhất thiết phải ở vị trí cá bơi qua, chỉ cần gần khu vực cá hay bơi qua.
Bước 2: giữ khoảng cách 1m so với hồ cá, tránh làm cá hoảng, cầm máy ảnh, điều chỉnh zoom, nhắm trực diện vào mặt trước hồ cá (không đặt máy xéo) nhằm chụp được các vật thể sau: con cá, mẩu băng keo và cạnh thẳng đứng của hồ cá.
Bước 3: khi cá bơi qua tấm kiếng trước của hồ là lúc chúng ta chụp nên chụp nhiều tấm và lựa chọn tấm nào mà mà body cá thẳng nhất khi bơi để đo.(trong trường hợp cá bơi chúi đầu vẫn đo được miễn body thẳng, không uốn éo khi bơi).
Bước 4: chép hình ảnh chụp ưng ý nhất vào máy tính(nếu dùng ipad thì không cần chép file mà đo trực tiếp trên ipad)
Bước 5: phóng to một chút hình ảnh trên máy tính, dùng thước áp lên màn hình lấy kích thước cá (thước đặt song song thân cá, đo từ râu đến đỉnh đuôi); đo hình ảnh trên máy tính khoảng cách mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng (lưu ý đặt thước song song với cạnh đáy hồ); đo khoảng cách thực của mẩu băng keo với cạnh hô kiếng.
Từ 3 thông tin trên, chúng ta sẽ có được kích thước thực của cá:
kích thước thực tế của cá = (khoảng cách thực của mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng x kích thước cá đo trên máy tính) / khoảng cách mẩu băng keo so với cạnh thẳng đứng hồ kiếng đo trên máy tính
Mình đã áp dụng phương pháp này nhiều và thấy sai số nếu có chỉ vài mm