Long_Phạm
07-31-2014, 01:25 AM
Dựa theo link về cá đuối của anh Thằng Mờ Tê cho trong topic "Hoa hồng rụng gai" :biggrin: http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish
Anh em đọc chơi cho zui. Sai thì sữa - chữa thì đẻ chứ đừng chửi e nha bà con cô bác... :biggrin:
Tác giả: Kenneth Wingerter
Phần 1:
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/fwray2.jpg
Có lẽ chỉ có vài loài cá cảnh vừa đẹp, vừa thú vị và đặc biệt như cá đuối nước ngọt. Chúng thường là trung tâm của sự chú ý trong bất cứ bộ sưu tập công cộng hay riêng tư mà người ta trưng bày. Tuy nhiên có vài vấn đề nhất định cần lưu ý để nuôi chúng riêng biệt trong nhà như nhiều hệ thống hồ cá, bố cục trang trí trong hồ và môi trường trong hồ. Trong khi chúng cần mức độ chăm sóc nuôi nấng khá cao, phần thưởng cho việc duy trì loài vật đáng chú ý này một cách thành công thật tuyệt vời.
Có nhiều chủng loại cá đuối nước ngọt xuất hiện trên thị trường cá cảnh. Tuy nhiên, những loài thuộc chi Potamotrygon, chúng ta vẫn gọi là cá đuối sông chắc chắn là loài thông dụng nhất. Có nhiều nguyên nhân, chúng là loài đặc biệt xinh đẹp, chúng đạt kích thước tương đối khiêm tốn ở tuổi trưởng thành, chúng thường chấp nhận nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh có sẵn trên thị trường. Dưới sự chăm sóc của 1 người nuôi có kinh nghiệm, khả năng sống sót về lâu dài là điều hoàn toàn khả thi. Nhưng điều đáng chú ý nhất đó là ta có thể nhân giống, lai tạo chúng trong môi trường nuôi nhốt.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/1_orinoco_river_pedro_guti_rrez.jpg/image_full
Trong suốt mùa mưa, chiều rộng sông Orinoco có thể lên đến 22 km - Ảnh Pedro Gutiérrez.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/2_venezuela_river_ecosystem_anagoria.jpg/image_full
Cảnh quan sinh thái 1 con sông ở Venezuela
Bài viết này tập trung thảo luận về việc phân loại, phân bố, hệ sinh thái và bảo tồn loài cá đuối sông. Tiếp theo đó là thảo luận về hình thái, sinh sản và nuôi dưỡng cá đuối sông
Classification - Phân loại.
Liên bộ Batoidea, thường được gọi là rays and skates (cá đuối), cùng với các loài cá sụn có hàm khác thuộc lớp Chondrichthyes. Chúng cùng với cá mập, cá chimaera có chung phân lớp Elasmobranchii. Chúng chiếm khoảng phân nữa số các loài elasmobranch. Trong khoảng 500 loài cá đuối, có hơn 150 loài đã được mô tả trong hơn 20 chi. Cá đuối nước ngọt thuộc họ Potamotrygonidae được phân thành các chi Paratrygon, Plesiotrygon, Heliotrygon và Potamotrygon. Đến nay có 20 loài được mô tả thuộc chi Potamotrygon. P. hystrix được coi là loài điển hình của chi này. Một số người nuôi cá sử dụng 1 hệ thống mã số P (tương tự như hệ thống mã số L ký hiệu cho các loài cá nheo loricariid) để phân loại những loài này.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/3_p_hystrix_paul_louis_oudart.jpg/image_full
P. hystrix, loài điển hình thuộc chi Potamotrygon - Paul Louis Oudart.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/4_p_tigrina_franklin_samir_dattein.jpg/image_full
Loài P.Tigrina xinh đẹp đã được đặt tên khoa học vào năm 2011 - Ảnh: Franklin Samir Dattein.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/5_p_castexi_franklin_samir_dattein.jpg/image_full
Giống như các thành viên khác trong cùng chi, P. Castexi có thể được tìm thấy nằm im trong hồ nơi có dòng chảy ngược lại.
Bên dưới là danh sách hoàn chỉnh tên gọi chính thức của các loài thuộc chi Potamotrygon:
Potamotrygon boesemani Rosa, M. R. de Carvalho & Almeida Wanderley, 2008 - Cá đuối hoàng đế
Potamotrygon brachyura (Günther, 1880) - Cá đuối sông đuôi ngắn.
Potamotrygon constellata (Vaillant, 1880) - Cá đuối gai
Potamotrygon falkneri Castex & Maciel, 1963 - Cá đuối đốm to (largespot river stingray)
Potamotrygon henlei (Castelnau, 1855) - Cá đuối răng to
Potamotrygon humerosa Garman, 1913
Potamotrygon hystrix (J. P. Müller & Henle, 1834) - Cá đuối nhím
Potamotrygon leopoldi Castex & Castello, 1970 - Cá đuối đốm trắng
Potamotrygon magdalenae (A. H. A. Duméril, 1865) - Cá đuối magdalena
Potamotrygon marinae Deynat, 2006
Potamotrygon motoro (J. P. Müller & Henle, 1841) - Cá đuối gai độc sông Ocellate
Potamotrygon ocellata (Engelhardt, 1912) - Cá đuối đốm đỏ
Potamotrygon orbignyi (Castelnau, 1855) - Cá đuối lưng trơn
Potamotrygon schroederi Fernández-Yépez, 1958 - Cá đuối hoa thị
Potamotrygon schuhmacheri Castex, 1964
Potamotrygon scobina Garman, 1913 - Cá đuối nghiến
Potamotrygon signata Garman, 1913 - Cá đuối parnaiba
Potamotrygon tatianae J. P. C. B. da Silva & M. R. de Carvalho, 2011
Potamotrygon tigrina M. R. de Carvalho, Sabaj Pérez & Lovejoy, 2011 - Cá đuối hổ
Potamotrygon yepezi Castex & Castello, 1970 - Cá đuối Maracaibo
Việc phân tích di truyền các loài hoang dã này cho thấy rằng nguồn gốc của nhóm này có thể được bắt nguồn từ một loài duy nhất. Tuy nhiên, vai trò của lai tạp trong việc biệt hoá nhóm là chưa rõ ràng. Có 1 số lượng đáng kể các đặc điểm chung giữa các loài với nhau, cũng như sự thay đổi đáng kể bên trong 1 số loài. Hiện nay, các loài cá đuối Itaituba vẫn chưa được mô tả, chúng chỉ khác với P. Henlei và P. Leopoldi về kích cỡ và số lượng đốm có thể là 1 cá thể biến dị hay sự lai tạp. Hiển nhiên, một số nghiên cứu gần đây đặt ra câu hỏi về độ chính xác của hệ thống phân loại các loài này trong hiện tại.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/6_p_henlei_christine_schmidt.jpg/image_full
Trong tự nhiên, P. henlei thích đáy bùn, nơi sinh sống của nhiều loài chân bụng (sò, ốc...)
Distribution/ecology - Phân bố/sinh thái
Trong số nhiều loài elasmobranchs, Potamotrygonidae là họ cá bị giới hạn hoàn toàn trong vùng nước ngọt. Trong khi họ cá này chủ yếu sống ở sông, chúng có khả năng khai thác nhiều môi trường sống nước ngọt khác nhau. Potamotrygon là chi cá có nguồn gốc ở hệ thống sông âm u (murky river - có lẽ là sông bùn :biggrin:) trong vùng Trung và Nam Mỹ (neotropical-theo e biết là để gọi Trung và Nam Mỹ :biggrin:). Nhóm cá đơn ngành chuyên môn cao này phân bố chủ yếu trong một phạm vi hẹp bắc qua lưu vực sông Amazon. Thật kỳ lạ, các thành viên thuộc chi này chỉ được tìm thấy trong các con sông đổ ra biển Caribe hay Đại Tây Dương. Tuy nhiên chúng không được tìm thấy ở thượng lưu Paraná, vùng đông nam Brazil São Francisco, các sông Argentina ở mạn nam sông La Plata, hay đông bắc và đông nam các con sông nhiệt đới Brazil đổ ra Đại Tây Dương. Địa bàn của Potamotrygon thường giới hạn trong một con sông hay lưu vực. Thông thường, chỉ vài loài (vì dụ P. motoro và P. orbignyi) cùng cư ngụ trong cùng một lưu vực. Trong những trường hợp nhất định, một loài (chẳng hạn P. leopoldi) chỉ cư ngụ ở một con sông duy nhất.
Cá đuối sông sinh sống trong 1 phạm vi đa dạng nhiều loại môi trường nước ngọt khác nhau, chẳng hạn như bờ hồ có cát, rừng ngập nước và các con rạch nhỏ có bùn. Một số loài có khả năng phát triển điều kiện môi trường bất thường như độ pH rất thấp hay nồng độ ô-xy hòa tan rất thấp. (do đó, một thích nghi thú vị với môi trường nước ngọt: khả năng nổi lên bề mặt khi tầng dưới cùng nghèo ô-xy)
http://www.diendancacanh.com/pictures/AdvancedAquarist/ken_ray8.jpg
Sự phân bố của P. orbignyi trong cửa sông Amazon bị ảnh hưởng bởi biến động theo mùa của độ mặn
Tuy nhiên, cá đuối sông giới hạn trong vùng nước với độ mặn không quá 3.0 ppt. Điều thú vị là thành phần hóa học trong máu của cá đuối sông khác biệt một cách đáng kể với các loài elasmobranchs nước mặn và nước lợ. Chẳng hạn, bởi vì tuyến trực tràng không thải hoặc thải ra rất ít muối, nên chúng không có khả năng lưu giữ "urea" (chẳng biết nó là cái chi nữa :biggrin:)
Cá đuối sông có xu hướng hoạt động tích cực hơn về ban đêm, nhất là trong khi ăn mồi. Mô tả tốt nhất về chúng là loài săn mồi không phân biệt. Ở bất cứ nơi nào có mặt, chúng thường đứng đầu trong chuỗi thức ăn (hoặc mạng lười thức ăn - food web). Cá đuối trưởng thành chủ yếu ăn cá con, sâu và những loài giáp xác nhỏ, trong khi cá non chủ yếu ăn giáp xác nhỏ và ấu trùng của côn trùng.
Conservation - Bảo tồn
Bởi chúng chỉ phân bố trong một địa bàn tương đối hạn hẹp, cá đuối sông đặc biệt nhạy cảm với sự đánh bắt cũng như các biến động về môi trường. Mối đe dọa gián tiếp (như phá hủy môi trường sống để phát triển, khai thác mỏ và xây đập) lẫn đe dọa trực tiếp (chẳng hạn nạn giết hại bừa bãi như là loài gây hại, để cung cấp cho thị trường cá cảnh) đã dẫn đến những quy luật chặt chẽ về “đánh bắt” cá đuối cũng như Công ước bảo vệ của CITES. Cho đến nay, có 5 loài cá đuối sông được ghi nhận trong sách đỏ IUCN ở trạng thái “bị đe dọa”
http://www.diendancacanh.com/pictures/AdvancedAquarist/ken_ray9.jpg
Ngoài tự nhiên, loài P. leopoldi chuộng đáy sông có đá nơi có nhiều cua nước ngọt sinh sống.
Trong khi cá đuối sông hiếm khi được đánh bắt để làm thức ăn, nhưng chúng thường bị vô tình mắc lưới, chúng cũng chịu áp lực đáng kể từ nghề đánh bắt cá cảnh. Nguy cơ lai tạp cao (cả vô tình lẫn cố ý) trong môi trường nuôi nhốt – và nhu cầu ngày một tăng về “cá thuần chủng” – khiến cho việc kinh doanh những cá thể được đánh bắt từ tự nhiên trở nên rất hấp dẫn. Việc này cũng không thoát khỏi sự chú ý của những người đang đánh bắt gắt gao ở những vùng bên ngoài phạm vi bảo vệ hay lén bắt trộm ở nơi bị cấm. 20,000 cá thể cá đuối được xuất khẩu hợp pháp từ Brazil mỗi năm, cùng với một số lượng chưa rõ (đặc biệt là P. henlei và P. leopoldi) được xuất khẩu một cách bất hợp pháp. Ngạc nhiên thay, có khoảng 20,000 cá thể khác bị tiêu diệt mỗi năm trong các đợt “dọn dẹp” thường niên dọc bờ sông bởi khách du lịch, sự lãng phí như thế này cần được cảnh báo cho mọi người.
Các trại nuôi và lai tạo cá đuối sông hiện đang hoạt động ở Mỹ, Đức và Đông Nam Á. May mắn thay, việc sử dụng PIT tagging (chắc là gắn chip ấy :biggrin: dịch đại) trong mua bán thương mại loài cá này đang dần chiếm được sự tin cậy của khách hàng, những người đặt niềm tin vào các trại nhân giống và lai tạo hơn là những kẻ đánh bắt ngoài tự nhiên. Trên thực tế, một khi các trại tăng cường sản lượng, họ có thể chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm từ trại và cân bằng việc xuất khẩu cá đuối từ môi trường tự nhiên. Ít ra, việcgiảm sức ép lên quần thể hoang dã bằng cách này có thể đảm bảo rằng hạn mức đánh bắt hợp pháp trong hiện tại sẽ không bị suy giảm, nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nguồn gien hoang dã.
Nguồn
Kuba, Michael J., Ruth A. Byrne and Gordon M. Burghardt. (2010). A new method for studying problem solving and tool use in stingrays (Potamotrygon castexi). Animal Cognition, 13(3), 507-513.
Toffoli, Daniel, Tomas Hrbek, Maria Lúcia Góes de Araújo, Maurício Pinto de Almeida, Patricia Charvet-Almeida. (2008). A test of the utility of DNA barcoding in the radiation of the freshwater stingray genus Potamotrygon (Potamotrygonidae, Myliobatiformes). Genetics and Molecular Biology 31(1), 1-116.
de Araújo, Maria, Lúcia Góes, Patricia Charvet-Almeida, Mauricio Pinto de Almeida and Henrique Pereira, Brazil. (2004). Conservation perspectives and management challenges for freshwater stingrays. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
Charvet-Almeida, Patricia, Maria Lúcia Góes de Araújo, Ricardo S. Rosa and Getúlio Rincón. (2002). Neotropical Freshwater Stingrays: diversity and conservation status. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
de Araújo, Maria, Lúcia Góes, Patricia Charvet-Almeida, Mauricio Pinto de Almeida and Henrique Pereira, Brazil. (2004). Conservation perspectives and management challenges for freshwater stingrays. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
Charvet-Almeida, Patricia, Maria Lúcia Góes de Araújo, Ricardo S. Rosa and Getúlio Rincón. (2002). Neotropical Freshwater Stingrays: diversity and conservation status. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 1-4.
http://www.monsterfishkeepers.com/forums/showthread.php?t=172190
http://fishbase.org/summary/FamilySummary.php?ID=21
http://www.cites.org/common/com/ac/20/e20-inf-08.pdf
http://www.raylady.com/Potamotrygon
:biggrin: Phần 2 ở dưới nha anh em
Anh em đọc chơi cho zui. Sai thì sữa - chữa thì đẻ chứ đừng chửi e nha bà con cô bác... :biggrin:
Tác giả: Kenneth Wingerter
Phần 1:
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/fwray2.jpg
Có lẽ chỉ có vài loài cá cảnh vừa đẹp, vừa thú vị và đặc biệt như cá đuối nước ngọt. Chúng thường là trung tâm của sự chú ý trong bất cứ bộ sưu tập công cộng hay riêng tư mà người ta trưng bày. Tuy nhiên có vài vấn đề nhất định cần lưu ý để nuôi chúng riêng biệt trong nhà như nhiều hệ thống hồ cá, bố cục trang trí trong hồ và môi trường trong hồ. Trong khi chúng cần mức độ chăm sóc nuôi nấng khá cao, phần thưởng cho việc duy trì loài vật đáng chú ý này một cách thành công thật tuyệt vời.
Có nhiều chủng loại cá đuối nước ngọt xuất hiện trên thị trường cá cảnh. Tuy nhiên, những loài thuộc chi Potamotrygon, chúng ta vẫn gọi là cá đuối sông chắc chắn là loài thông dụng nhất. Có nhiều nguyên nhân, chúng là loài đặc biệt xinh đẹp, chúng đạt kích thước tương đối khiêm tốn ở tuổi trưởng thành, chúng thường chấp nhận nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh có sẵn trên thị trường. Dưới sự chăm sóc của 1 người nuôi có kinh nghiệm, khả năng sống sót về lâu dài là điều hoàn toàn khả thi. Nhưng điều đáng chú ý nhất đó là ta có thể nhân giống, lai tạo chúng trong môi trường nuôi nhốt.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/1_orinoco_river_pedro_guti_rrez.jpg/image_full
Trong suốt mùa mưa, chiều rộng sông Orinoco có thể lên đến 22 km - Ảnh Pedro Gutiérrez.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/2_venezuela_river_ecosystem_anagoria.jpg/image_full
Cảnh quan sinh thái 1 con sông ở Venezuela
Bài viết này tập trung thảo luận về việc phân loại, phân bố, hệ sinh thái và bảo tồn loài cá đuối sông. Tiếp theo đó là thảo luận về hình thái, sinh sản và nuôi dưỡng cá đuối sông
Classification - Phân loại.
Liên bộ Batoidea, thường được gọi là rays and skates (cá đuối), cùng với các loài cá sụn có hàm khác thuộc lớp Chondrichthyes. Chúng cùng với cá mập, cá chimaera có chung phân lớp Elasmobranchii. Chúng chiếm khoảng phân nữa số các loài elasmobranch. Trong khoảng 500 loài cá đuối, có hơn 150 loài đã được mô tả trong hơn 20 chi. Cá đuối nước ngọt thuộc họ Potamotrygonidae được phân thành các chi Paratrygon, Plesiotrygon, Heliotrygon và Potamotrygon. Đến nay có 20 loài được mô tả thuộc chi Potamotrygon. P. hystrix được coi là loài điển hình của chi này. Một số người nuôi cá sử dụng 1 hệ thống mã số P (tương tự như hệ thống mã số L ký hiệu cho các loài cá nheo loricariid) để phân loại những loài này.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/3_p_hystrix_paul_louis_oudart.jpg/image_full
P. hystrix, loài điển hình thuộc chi Potamotrygon - Paul Louis Oudart.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/4_p_tigrina_franklin_samir_dattein.jpg/image_full
Loài P.Tigrina xinh đẹp đã được đặt tên khoa học vào năm 2011 - Ảnh: Franklin Samir Dattein.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/5_p_castexi_franklin_samir_dattein.jpg/image_full
Giống như các thành viên khác trong cùng chi, P. Castexi có thể được tìm thấy nằm im trong hồ nơi có dòng chảy ngược lại.
Bên dưới là danh sách hoàn chỉnh tên gọi chính thức của các loài thuộc chi Potamotrygon:
Potamotrygon boesemani Rosa, M. R. de Carvalho & Almeida Wanderley, 2008 - Cá đuối hoàng đế
Potamotrygon brachyura (Günther, 1880) - Cá đuối sông đuôi ngắn.
Potamotrygon constellata (Vaillant, 1880) - Cá đuối gai
Potamotrygon falkneri Castex & Maciel, 1963 - Cá đuối đốm to (largespot river stingray)
Potamotrygon henlei (Castelnau, 1855) - Cá đuối răng to
Potamotrygon humerosa Garman, 1913
Potamotrygon hystrix (J. P. Müller & Henle, 1834) - Cá đuối nhím
Potamotrygon leopoldi Castex & Castello, 1970 - Cá đuối đốm trắng
Potamotrygon magdalenae (A. H. A. Duméril, 1865) - Cá đuối magdalena
Potamotrygon marinae Deynat, 2006
Potamotrygon motoro (J. P. Müller & Henle, 1841) - Cá đuối gai độc sông Ocellate
Potamotrygon ocellata (Engelhardt, 1912) - Cá đuối đốm đỏ
Potamotrygon orbignyi (Castelnau, 1855) - Cá đuối lưng trơn
Potamotrygon schroederi Fernández-Yépez, 1958 - Cá đuối hoa thị
Potamotrygon schuhmacheri Castex, 1964
Potamotrygon scobina Garman, 1913 - Cá đuối nghiến
Potamotrygon signata Garman, 1913 - Cá đuối parnaiba
Potamotrygon tatianae J. P. C. B. da Silva & M. R. de Carvalho, 2011
Potamotrygon tigrina M. R. de Carvalho, Sabaj Pérez & Lovejoy, 2011 - Cá đuối hổ
Potamotrygon yepezi Castex & Castello, 1970 - Cá đuối Maracaibo
Việc phân tích di truyền các loài hoang dã này cho thấy rằng nguồn gốc của nhóm này có thể được bắt nguồn từ một loài duy nhất. Tuy nhiên, vai trò của lai tạp trong việc biệt hoá nhóm là chưa rõ ràng. Có 1 số lượng đáng kể các đặc điểm chung giữa các loài với nhau, cũng như sự thay đổi đáng kể bên trong 1 số loài. Hiện nay, các loài cá đuối Itaituba vẫn chưa được mô tả, chúng chỉ khác với P. Henlei và P. Leopoldi về kích cỡ và số lượng đốm có thể là 1 cá thể biến dị hay sự lai tạp. Hiển nhiên, một số nghiên cứu gần đây đặt ra câu hỏi về độ chính xác của hệ thống phân loại các loài này trong hiện tại.
http://www.advancedaquarist.com/2012/11/fish_album/6_p_henlei_christine_schmidt.jpg/image_full
Trong tự nhiên, P. henlei thích đáy bùn, nơi sinh sống của nhiều loài chân bụng (sò, ốc...)
Distribution/ecology - Phân bố/sinh thái
Trong số nhiều loài elasmobranchs, Potamotrygonidae là họ cá bị giới hạn hoàn toàn trong vùng nước ngọt. Trong khi họ cá này chủ yếu sống ở sông, chúng có khả năng khai thác nhiều môi trường sống nước ngọt khác nhau. Potamotrygon là chi cá có nguồn gốc ở hệ thống sông âm u (murky river - có lẽ là sông bùn :biggrin:) trong vùng Trung và Nam Mỹ (neotropical-theo e biết là để gọi Trung và Nam Mỹ :biggrin:). Nhóm cá đơn ngành chuyên môn cao này phân bố chủ yếu trong một phạm vi hẹp bắc qua lưu vực sông Amazon. Thật kỳ lạ, các thành viên thuộc chi này chỉ được tìm thấy trong các con sông đổ ra biển Caribe hay Đại Tây Dương. Tuy nhiên chúng không được tìm thấy ở thượng lưu Paraná, vùng đông nam Brazil São Francisco, các sông Argentina ở mạn nam sông La Plata, hay đông bắc và đông nam các con sông nhiệt đới Brazil đổ ra Đại Tây Dương. Địa bàn của Potamotrygon thường giới hạn trong một con sông hay lưu vực. Thông thường, chỉ vài loài (vì dụ P. motoro và P. orbignyi) cùng cư ngụ trong cùng một lưu vực. Trong những trường hợp nhất định, một loài (chẳng hạn P. leopoldi) chỉ cư ngụ ở một con sông duy nhất.
Cá đuối sông sinh sống trong 1 phạm vi đa dạng nhiều loại môi trường nước ngọt khác nhau, chẳng hạn như bờ hồ có cát, rừng ngập nước và các con rạch nhỏ có bùn. Một số loài có khả năng phát triển điều kiện môi trường bất thường như độ pH rất thấp hay nồng độ ô-xy hòa tan rất thấp. (do đó, một thích nghi thú vị với môi trường nước ngọt: khả năng nổi lên bề mặt khi tầng dưới cùng nghèo ô-xy)
http://www.diendancacanh.com/pictures/AdvancedAquarist/ken_ray8.jpg
Sự phân bố của P. orbignyi trong cửa sông Amazon bị ảnh hưởng bởi biến động theo mùa của độ mặn
Tuy nhiên, cá đuối sông giới hạn trong vùng nước với độ mặn không quá 3.0 ppt. Điều thú vị là thành phần hóa học trong máu của cá đuối sông khác biệt một cách đáng kể với các loài elasmobranchs nước mặn và nước lợ. Chẳng hạn, bởi vì tuyến trực tràng không thải hoặc thải ra rất ít muối, nên chúng không có khả năng lưu giữ "urea" (chẳng biết nó là cái chi nữa :biggrin:)
Cá đuối sông có xu hướng hoạt động tích cực hơn về ban đêm, nhất là trong khi ăn mồi. Mô tả tốt nhất về chúng là loài săn mồi không phân biệt. Ở bất cứ nơi nào có mặt, chúng thường đứng đầu trong chuỗi thức ăn (hoặc mạng lười thức ăn - food web). Cá đuối trưởng thành chủ yếu ăn cá con, sâu và những loài giáp xác nhỏ, trong khi cá non chủ yếu ăn giáp xác nhỏ và ấu trùng của côn trùng.
Conservation - Bảo tồn
Bởi chúng chỉ phân bố trong một địa bàn tương đối hạn hẹp, cá đuối sông đặc biệt nhạy cảm với sự đánh bắt cũng như các biến động về môi trường. Mối đe dọa gián tiếp (như phá hủy môi trường sống để phát triển, khai thác mỏ và xây đập) lẫn đe dọa trực tiếp (chẳng hạn nạn giết hại bừa bãi như là loài gây hại, để cung cấp cho thị trường cá cảnh) đã dẫn đến những quy luật chặt chẽ về “đánh bắt” cá đuối cũng như Công ước bảo vệ của CITES. Cho đến nay, có 5 loài cá đuối sông được ghi nhận trong sách đỏ IUCN ở trạng thái “bị đe dọa”
http://www.diendancacanh.com/pictures/AdvancedAquarist/ken_ray9.jpg
Ngoài tự nhiên, loài P. leopoldi chuộng đáy sông có đá nơi có nhiều cua nước ngọt sinh sống.
Trong khi cá đuối sông hiếm khi được đánh bắt để làm thức ăn, nhưng chúng thường bị vô tình mắc lưới, chúng cũng chịu áp lực đáng kể từ nghề đánh bắt cá cảnh. Nguy cơ lai tạp cao (cả vô tình lẫn cố ý) trong môi trường nuôi nhốt – và nhu cầu ngày một tăng về “cá thuần chủng” – khiến cho việc kinh doanh những cá thể được đánh bắt từ tự nhiên trở nên rất hấp dẫn. Việc này cũng không thoát khỏi sự chú ý của những người đang đánh bắt gắt gao ở những vùng bên ngoài phạm vi bảo vệ hay lén bắt trộm ở nơi bị cấm. 20,000 cá thể cá đuối được xuất khẩu hợp pháp từ Brazil mỗi năm, cùng với một số lượng chưa rõ (đặc biệt là P. henlei và P. leopoldi) được xuất khẩu một cách bất hợp pháp. Ngạc nhiên thay, có khoảng 20,000 cá thể khác bị tiêu diệt mỗi năm trong các đợt “dọn dẹp” thường niên dọc bờ sông bởi khách du lịch, sự lãng phí như thế này cần được cảnh báo cho mọi người.
Các trại nuôi và lai tạo cá đuối sông hiện đang hoạt động ở Mỹ, Đức và Đông Nam Á. May mắn thay, việc sử dụng PIT tagging (chắc là gắn chip ấy :biggrin: dịch đại) trong mua bán thương mại loài cá này đang dần chiếm được sự tin cậy của khách hàng, những người đặt niềm tin vào các trại nhân giống và lai tạo hơn là những kẻ đánh bắt ngoài tự nhiên. Trên thực tế, một khi các trại tăng cường sản lượng, họ có thể chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm từ trại và cân bằng việc xuất khẩu cá đuối từ môi trường tự nhiên. Ít ra, việcgiảm sức ép lên quần thể hoang dã bằng cách này có thể đảm bảo rằng hạn mức đánh bắt hợp pháp trong hiện tại sẽ không bị suy giảm, nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nguồn gien hoang dã.
Nguồn
Kuba, Michael J., Ruth A. Byrne and Gordon M. Burghardt. (2010). A new method for studying problem solving and tool use in stingrays (Potamotrygon castexi). Animal Cognition, 13(3), 507-513.
Toffoli, Daniel, Tomas Hrbek, Maria Lúcia Góes de Araújo, Maurício Pinto de Almeida, Patricia Charvet-Almeida. (2008). A test of the utility of DNA barcoding in the radiation of the freshwater stingray genus Potamotrygon (Potamotrygonidae, Myliobatiformes). Genetics and Molecular Biology 31(1), 1-116.
de Araújo, Maria, Lúcia Góes, Patricia Charvet-Almeida, Mauricio Pinto de Almeida and Henrique Pereira, Brazil. (2004). Conservation perspectives and management challenges for freshwater stingrays. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
Charvet-Almeida, Patricia, Maria Lúcia Góes de Araújo, Ricardo S. Rosa and Getúlio Rincón. (2002). Neotropical Freshwater Stingrays: diversity and conservation status. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
de Araújo, Maria, Lúcia Góes, Patricia Charvet-Almeida, Mauricio Pinto de Almeida and Henrique Pereira, Brazil. (2004). Conservation perspectives and management challenges for freshwater stingrays. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 10-12.
Charvet-Almeida, Patricia, Maria Lúcia Góes de Araújo, Ricardo S. Rosa and Getúlio Rincón. (2002). Neotropical Freshwater Stingrays: diversity and conservation status. Ichthyology at the Florida Museum of Natural History. 14, 1-4.
http://www.monsterfishkeepers.com/forums/showthread.php?t=172190
http://fishbase.org/summary/FamilySummary.php?ID=21
http://www.cites.org/common/com/ac/20/e20-inf-08.pdf
http://www.raylady.com/Potamotrygon
:biggrin: Phần 2 ở dưới nha anh em