qualong
03-16-2011, 07:49 AM
Ngày nay, chuyện hôn nhân –gia đình không còn phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Nhưng trong “hôn nhân tự nguyện và bình đẳng”, tỷ lệ li hôn ngày càng tăng, cùng với nhiều hệ lụy, bất hạnh trong quan hệ vợ chồng, gia đình…Dịch học – phong thủy gợi ý gì về xử lý hài hòa giữa đời sống văn hóa mới với những giá trị truyền thống?
Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn và Khôn, là Dương và Âm, là đại biểu của phái nam và phái nữ, là điển hình về đức tính cha và mẹ. Càn – Khôn giao dịch sinh ra vạn vật. Càn có đức tính dương, cương kiện, vận hành, chỉ đạo, che ở trên; Khôn có đức tính âm, nhu nhuận, ôn hòa, chịu đựng, chở ở dưới.
Phong thủy luận về đạo cha mẹ: Càn là tinh khí thuộc dương (phong), Khôn là tinh huyết thuộc âm (thủy). Khí sinh gân cốt, huyết sinh da thịt. Khi nói về công ơn cha mẹ, đạo hiếu, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc… tục ngữ thường ví “trời che đất chở, cha sinh mẹ dưỡng, ơn sinh thành (sinh là khí, là cha; thành là mẹ, là huyết…”.
Nói về bệnh học thì chú trọng đặc biệt hai yếu tố “khí” và “huyết”. Một người khí huyết tốt, lưu thông là người có sức khỏe tốt, nghĩa là hai yếu tố dương và âm hài hòa. Suy rộng ra, một gia đình cha mẹ hòa thuận thì con cái phương trưởng, hạnh phúc.
Khí thuộc dương đòi hỏi phải hòa (ngược với nộ khí, bất hòa, tức giận), nghĩa là người cha ôn hòa, nghiêm từ trở thành điều kiện “cần” cho một gia đình tốt. Thủy thuộc âm đòi hỏi phải thuận, tức người mẹ nhu thuận là yếu tố “đủ” cho một gia đình hạnh phúc.
Suy rộng ra: Trời đất phải mưa thuận gió hòa thì vạn vật mới có thể tươi tốt phát triển. Phong thủy hài hòa thì gia đạo hưng vượng. Khí huyết hài hòa thì sức khỏe tốt, không đau ốm bệnh tật…
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/khoa-hoc-dich-4_-1.jpg
Tàng phong tụ khí (ảnh minh họa)
Trời cao đất thấp là đạo lí không thể thay đổi. Cha làm chủ gia đình, định hướng và giữ gìn nề nếp gia đình. Mẹ nhân từ thuận theo, chăm sóc con cái thì gia đình trên dưới phân minh, có nề nếp. Trên kính dưới nhường cũng từ đạo lý này mà ra.
Trong vũ trụ, có núi cao tất có sông sâu. Cây lớn tất rễ sâu. Muông thú côn trùng, giống này khắc giống kia, có giống này tất sinh giống kia… Kim khắc mộc mà mộc thành vật dụng. Mộc khắc thổ nên thổ âm nhuận màu mỡ. Thổ khắc thủy mà thủy thành ao đầm sông suối… Chúng là điều kiện của nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
Vậy nên cảnh giới cao nhất của phong thủy chính là hài hòa, bậc thầy phong thủy phải biết điều phối âm dương tương hòa, đảm bảo đúng tính chất của âm dương thì mới sinh vượng. Phong thủy ghét mọi thứ thái quá: Cô âm bất vượng, cô dương bất trưởng…
Người vợ hiền, thuận theo chồng nên giữ được chồng, gia đình hạnh phúc. Trái lại, người vợ đanh cheo thì không giữ được chồng, vợ chồng tâm ý không tương thông, âm dương nghịch lí nên bất hạnh, đồng sàng dị mộng. Tưởng là thắng (bảo được chồng), thực chất là thua, mất hạnh phúc.
Đạo vợ chồng là thuận lẽ tự nhiên, phu (dương) xướng, phụ (âm) tùy, không nên hiểu bình đẳng là bằng nhau một cách đơn thuần. Âm dương đúng vị thì đạo lý được duy trì, thuận hòa từ đó mà sinh.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/khoa-hoc-dich-trong-4_2.jpg
Núi cao tất có sông sâu, mạch lớn mà lâu bền (ảnh minh họa)
Trong “gia đình nhà dịch”, hai quẻ Càn – Khôn giao dịch với nhau sinh ra thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương. Phong thủy gọi là trưởng nam, trưởng nữ, thiếu nam, thiếu nữ; hoặc đại biểu của gió mưa, sấm chớp, kim mộc thủy hỏa…Gia đình dịch đúng vị, đúng chức năng nên vũ trụ vận hành không ngừng, vạn vật sinh sinh hóa hóa.
Cha ông dựng vợ gả chồng cho con cái không cứng đến mức “đặt đâu con ngồi đó”. Thực tế là dùng ngày giờ tháng năm sinh của đôi trẻ hợp lại để xem lẽ sinh - khắc, trợ - phá của hai bản mệnh, được âm dương tương hòa thì tác thành; lại chọn “môn đăng hộ đối” tức là xem gia đạo (hay nề nếp dòng dõi) hai bên có tương ứng nhau không? Vợ chồng âm dương tương hòa, gia đình nội ngoại có truyền thống, nề nếp tương tự nhau thì sao không hài hòa hạnh phúc?
Ngày nay, có lẽ do chưa hiểu đúng cái ý sâu xa của cổ nhân, nhiều người cho rằng “đặt đâu ngồi đấy” là thể hiện cái quyền làm cha làm mẹ! Sai quấy thay! Cha mẹ nào muốn đặt con mình vào chỗ khốn khổ, tuyệt bại! Quyền làm cha làm mẹ là quyền lo lắng cho con!
Lại có người cho rằng, “môn đăng hộ đối” là tham tiền, tham quyền… gì đó. Hẹp lượng thay! Xưa cha ông ta coi tiền bạc “như phân thổ”, nhân nghĩa mới “trị thiên kim” (đáng ngàn vàng). Hiểu cổ nhân như vậy hẳn cổ nhân buồn lắm thay!
Đến đây, một lần nữa ta lại thấy phong thủy là khoa học, và việc chọn tuổi hợp hôn để dựng vợ gả chồng cho con cái đâu phải là “tàn dư phong kiến”!
(sưu tầm)
hồi lại...
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR45CMACI1.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR040web.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR053web.jpg
Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn và Khôn, là Dương và Âm, là đại biểu của phái nam và phái nữ, là điển hình về đức tính cha và mẹ. Càn – Khôn giao dịch sinh ra vạn vật. Càn có đức tính dương, cương kiện, vận hành, chỉ đạo, che ở trên; Khôn có đức tính âm, nhu nhuận, ôn hòa, chịu đựng, chở ở dưới.
Phong thủy luận về đạo cha mẹ: Càn là tinh khí thuộc dương (phong), Khôn là tinh huyết thuộc âm (thủy). Khí sinh gân cốt, huyết sinh da thịt. Khi nói về công ơn cha mẹ, đạo hiếu, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc… tục ngữ thường ví “trời che đất chở, cha sinh mẹ dưỡng, ơn sinh thành (sinh là khí, là cha; thành là mẹ, là huyết…”.
Nói về bệnh học thì chú trọng đặc biệt hai yếu tố “khí” và “huyết”. Một người khí huyết tốt, lưu thông là người có sức khỏe tốt, nghĩa là hai yếu tố dương và âm hài hòa. Suy rộng ra, một gia đình cha mẹ hòa thuận thì con cái phương trưởng, hạnh phúc.
Khí thuộc dương đòi hỏi phải hòa (ngược với nộ khí, bất hòa, tức giận), nghĩa là người cha ôn hòa, nghiêm từ trở thành điều kiện “cần” cho một gia đình tốt. Thủy thuộc âm đòi hỏi phải thuận, tức người mẹ nhu thuận là yếu tố “đủ” cho một gia đình hạnh phúc.
Suy rộng ra: Trời đất phải mưa thuận gió hòa thì vạn vật mới có thể tươi tốt phát triển. Phong thủy hài hòa thì gia đạo hưng vượng. Khí huyết hài hòa thì sức khỏe tốt, không đau ốm bệnh tật…
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/khoa-hoc-dich-4_-1.jpg
Tàng phong tụ khí (ảnh minh họa)
Trời cao đất thấp là đạo lí không thể thay đổi. Cha làm chủ gia đình, định hướng và giữ gìn nề nếp gia đình. Mẹ nhân từ thuận theo, chăm sóc con cái thì gia đình trên dưới phân minh, có nề nếp. Trên kính dưới nhường cũng từ đạo lý này mà ra.
Trong vũ trụ, có núi cao tất có sông sâu. Cây lớn tất rễ sâu. Muông thú côn trùng, giống này khắc giống kia, có giống này tất sinh giống kia… Kim khắc mộc mà mộc thành vật dụng. Mộc khắc thổ nên thổ âm nhuận màu mỡ. Thổ khắc thủy mà thủy thành ao đầm sông suối… Chúng là điều kiện của nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
Vậy nên cảnh giới cao nhất của phong thủy chính là hài hòa, bậc thầy phong thủy phải biết điều phối âm dương tương hòa, đảm bảo đúng tính chất của âm dương thì mới sinh vượng. Phong thủy ghét mọi thứ thái quá: Cô âm bất vượng, cô dương bất trưởng…
Người vợ hiền, thuận theo chồng nên giữ được chồng, gia đình hạnh phúc. Trái lại, người vợ đanh cheo thì không giữ được chồng, vợ chồng tâm ý không tương thông, âm dương nghịch lí nên bất hạnh, đồng sàng dị mộng. Tưởng là thắng (bảo được chồng), thực chất là thua, mất hạnh phúc.
Đạo vợ chồng là thuận lẽ tự nhiên, phu (dương) xướng, phụ (âm) tùy, không nên hiểu bình đẳng là bằng nhau một cách đơn thuần. Âm dương đúng vị thì đạo lý được duy trì, thuận hòa từ đó mà sinh.
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/khoa-hoc-dich-trong-4_2.jpg
Núi cao tất có sông sâu, mạch lớn mà lâu bền (ảnh minh họa)
Trong “gia đình nhà dịch”, hai quẻ Càn – Khôn giao dịch với nhau sinh ra thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương. Phong thủy gọi là trưởng nam, trưởng nữ, thiếu nam, thiếu nữ; hoặc đại biểu của gió mưa, sấm chớp, kim mộc thủy hỏa…Gia đình dịch đúng vị, đúng chức năng nên vũ trụ vận hành không ngừng, vạn vật sinh sinh hóa hóa.
Cha ông dựng vợ gả chồng cho con cái không cứng đến mức “đặt đâu con ngồi đó”. Thực tế là dùng ngày giờ tháng năm sinh của đôi trẻ hợp lại để xem lẽ sinh - khắc, trợ - phá của hai bản mệnh, được âm dương tương hòa thì tác thành; lại chọn “môn đăng hộ đối” tức là xem gia đạo (hay nề nếp dòng dõi) hai bên có tương ứng nhau không? Vợ chồng âm dương tương hòa, gia đình nội ngoại có truyền thống, nề nếp tương tự nhau thì sao không hài hòa hạnh phúc?
Ngày nay, có lẽ do chưa hiểu đúng cái ý sâu xa của cổ nhân, nhiều người cho rằng “đặt đâu ngồi đấy” là thể hiện cái quyền làm cha làm mẹ! Sai quấy thay! Cha mẹ nào muốn đặt con mình vào chỗ khốn khổ, tuyệt bại! Quyền làm cha làm mẹ là quyền lo lắng cho con!
Lại có người cho rằng, “môn đăng hộ đối” là tham tiền, tham quyền… gì đó. Hẹp lượng thay! Xưa cha ông ta coi tiền bạc “như phân thổ”, nhân nghĩa mới “trị thiên kim” (đáng ngàn vàng). Hiểu cổ nhân như vậy hẳn cổ nhân buồn lắm thay!
Đến đây, một lần nữa ta lại thấy phong thủy là khoa học, và việc chọn tuổi hợp hôn để dựng vợ gả chồng cho con cái đâu phải là “tàn dư phong kiến”!
(sưu tầm)
hồi lại...
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR45CMACI1.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR040web.jpg
http://i1212.photobucket.com/albums/cc451/qualong/ca%20rong/SR053web.jpg