PDA

View Full Version : Nguồn nước sử dụng nuôi cá rồng.



Bill
07-07-2011, 11:03 PM
Theo các bài viết của manhlong và các anh em trên diễn đàn, nước đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau di truyền đối với sự lên màu của cá rồng. Hôm nay, tôi mạo muội lập topic nầy nói về nguồn nước sử dụng nuôi cá rồng (dự kiến các topic tiếp theo sẽ nói về lọc nước, các thông số cơ bản về nước trong hồ, biện pháp khắc phục ...phần nầy tôi gần như chưa biết gi). Rất mong anh, em tham gia bình luận!
Nước phù hợp để nuôi cá rồng là nước có độ cứng (TH), độ kiềm (TAC) trung bình, khoảng 4-12 oD (độ Đức)(nhằm bổ sung khoáng và ổn định pH trong quá trình nuôi cá), có pH 6.5-7.5 là tốt nhất.
Căn cứ vào tiêu chuẩn nầy, ta xem xét nguồn nước phù hợp dùng để nuôi cá rồng. Có nhiều cách phân loại nguồn nước. Ở đây tôi xin được phân loại như sau:
1. Nước mưa: Đặc điểm: nước mềm TH, TAC 0-4 oD (làm độ ổn định của nước thấp), pH quá thấp (4.5 - 5.5) do lẫn SO2, CO2 .. trong khói bụi, không phù hợp cho nuôi cá rồng. Chỉ nên sử dụng để châm nước vào bể điều chỉnh pH cho nước có pH cao.
2. Nước ngầm tầng nông (giếng khoan sâu <20m): Chất lượng thay đổi mạnh theo mùa, dễ nhiễm mặn, phèn. Theo tôi cũng không phù hợp.
3. Nước ngầm tầng sâu (> 30m): Độ ổn định cao. TH, TAC từ hơi mềm đến trung binh, pH khoảng 5.5 (do lẫn CO2). Nếu cho qua dàn phun mưa để loại CO2 thì sử dụng tốt, nhất là HL.
4. Nước máy là Nước sông (nước mặt) đã qua xử lý: Độ ổn định cao. TH, TAC hơi mềm đến trung bình, pH 7-7.5, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, là loại nước sử dụng tốt, nhất là KL. Tuy nhiên, hàm lượng Clo dư hơi nhiều (0.1-0.5 ppm), ảnh hưởng nguy hiểm đến cá, cần phải sục đuổi Clo trước khi dùng (điều nầy ai cũng biết).
Như vậy, chỉ nên sử dụng nước máy hay nước ngầm tầng sâu để nuôi cá rồng. Còn nước mưa hay nước ngầm tầng mặt chỉ để bổ sung để hạ pH (trong trường hợp pH tăng do sứ, san hô lọc)
Rất mong anh em tham gia bình luận! Cám ơn diễn đàn!

Bill
07-07-2011, 11:06 PM
Về lựa chọn cá đã có manhlong lo rồi, mình chỉ quan tâm đến nước nuôi cá thôi. Hi`````.

manhlong
07-07-2011, 11:26 PM
Về lựa chọn cá đã có manhlong lo rồi, mình chỉ quan tâm đến nước nuôi cá thôi. Hi`````.
Thanks Anh. Em dùng ở cửa hàng thì dùng nước máy, nhưng trên trại lại dùng nước giếng.

chihuong
07-08-2011, 08:40 AM
Bài phân tích rất hữu ích, cám ơn anh đã chia sẽ.

qualong
07-08-2011, 09:46 AM
bài phân tích về lý tính từng nguồn nước của anh Hùng rất chuyên sâu và đầy đủ , em thì đang sử dụng nước ngầm tầng > 40m(giếng khoan công nghiệp sử dụng bơm hỏa tiển sâu 80m...) được sử lý qua lọc 5 tầng(dạng bồn lọc đứng 500lít sử dụng cho cả sinh hoạt có độ ph trung bình 6.5 , khi cho vào hồ nuôi dùng sủi oxy hơn 1/2 ngày độ ph tăng lên > 7 ...) trước khi cho vào bể nuôi . Với nguồn nước này mỗi lần thay nước 80% cho sủi oxy(vì nguồn nước này rất nghèo oxy...) hoạt động tối đa cá vẫn sung(ít có hiện tượng đớp mặt, tiếp xúc thường xuyên bề mặt ...) , thậm chí có thể cho ăn lúc đang thay , em đã từng thử thay 100% trực tiếp(rút cạn 95% cá nằm xấp vừa rút vừa cho nước mới vào liên hoàn cho tới khi hết hoàn toàn nước cũ " lưu ý phương pháp này chỉ thực hiện cho cá đã kinh qua nhiều lần thay nước mức 80% " nhằm luyện cá với tình huống thích nghi xấu nhất , không nên áp dụng nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển của cá ... ) .Với nguồn nước này hiện em nuôi dòng kim trong hồ pom không dùng lọc , chỉ xử dụng sủi oxy và muối hột(tăng ph + cung cấp một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng...) với chế độ thay nước thường xuyên .

TRUONG SA
07-08-2011, 01:10 PM
Theo các bài viết của manhlong và các anh em trên diễn đàn, nước đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau di truyền đối với sự lên màu của cá rồng. Hôm nay, tôi mạo muội lập topic nầy nói về nguồn nước sử dụng nuôi cá rồng (dự kiến các topic tiếp theo sẽ nói về lọc nước, các thông số cơ bản về nước trong hồ, biện pháp khắc phục ...phần nầy tôi gần như chưa biết gi). Rất mong anh, em tham gia bình luận!
Nước phù hợp để nuôi cá rồng là nước có độ cứng (TH), độ kiềm (TAC) trung bình, khoảng 4-12 oD (độ Đức)(nhằm bổ sung khoáng và ổn định pH trong quá trình nuôi cá), có pH 6.5-7.5 là tốt nhất.
Căn cứ vào tiêu chuẩn nầy, ta xem xét nguồn nước phù hợp dùng để nuôi cá rồng. Có nhiều cách phân loại nguồn nước. Ở đây tôi xin được phân loại như sau:
1. Nước mưa: Đặc điểm: nước mềm TH, TAC 0-4 oD (làm độ ổn định của nước thấp), pH quá thấp (4.5 - 5.5) do lẫn SO2, CO2 .. trong khói bụi, không phù hợp cho nuôi cá rồng. Chỉ nên sử dụng để châm nước vào bể điều chỉnh pH cho nước có pH cao.
2. Nước ngầm tầng nông (giếng khoan sâu <20m): Chất lượng thay đổi mạnh theo mùa, dễ nhiễm mặn, phèn. Theo tôi cũng không phù hợp.
3. Nước ngầm tầng sâu (> 30m): Độ ổn định cao. TH, TAC từ hơi mềm đến trung binh, pH khoảng 5.5 (do lẫn CO2). Nếu cho qua dàn phun mưa để loại CO2 thì sử dụng tốt, nhất là HL.
4. Nước máy là Nước sông (nước mặt) đã qua xử lý: Độ ổn định cao. TH, TAC hơi mềm đến trung bình, pH 7-7.5, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, là loại nước sử dụng tốt, nhất là KL. Tuy nhiên, hàm lượng Clo dư hơi nhiều (0.1-0.5 ppm), ảnh hưởng nguy hiểm đến cá, cần phải sục đuổi Clo trước khi dùng (điều nầy ai cũng biết).
Như vậy, chỉ nên sử dụng nước máy hay nước ngầm tầng sâu để nuôi cá rồng. Còn nước mưa hay nước ngầm tầng mặt chỉ để bổ sung để hạ pH (trong trường hợp pH tăng do sứ, san hô lọc)
Rất mong anh em tham gia bình luận! Cám ơn diễn đàn!

thanks anh nhiều em đang tìm hiểu về nước chuyển bị pom cá !

Bill
07-08-2011, 02:38 PM
Cám ơn manhlong và qualong đã chia sẽ!
Về nước ngầm tầng sâu, đối với khu vực miền Trung, miền Nam (từ Huế trở vào), có chất lượng khá tốt và ổn định (kiềm, cứng cân bằng, kg quá cao). Riêng khu vực phía Bắc, có TH 4-8 oD (mg CaO/l); TAC 8-16, thậm chí có nơi đến 20 oD, độ kiềm tổng TAC cao dẫn đến pH cao (có nơi pH 9 hay hơn), và lẫn Fe, Mn ..sẽ ảnh hưởng không tốt đến cá rồng (màu sắc không tươi), thậm chí làm chết cá và gây đóng cặn trong hồ.
Đối với nước ngầm miền Trung và miền Nam, để dùng làm nước sinh hoạt/nuôi cá, có thể xử lý: Phun mưa (kết tủa Fe, tách CO2, bổ sung O2 ..) -> lọc (gồm các lớp: cát "xanh" (lọc sắt, mangan, một số vùng có như Củ Chi ...) -> than hoạt tính -> cát -> đá, sỏi) -> thùng chứa để sử dụng là ok. Như Quang đã dùng, có thể thay nước 100% cho cá rồng mà kg sợ "sốc" là hoàn toàn chính xác.
Riêng nước sinh hoạt, có thể xử lý qua RO (nước vệ sinh thường xuyên của lõi RO (30% lượng nước) dùng để tưới cây, rửa ..) Lọc RO còn có thể áp dụng để pha với nước ngầm miền Bắc (tỷ lệ 2RO/1 nước ngầm) để nuôi cá rồng. Ngoài ra, còn có thể xử lý trao đổi ionite (việc nầy kg khả thi đối với gia đình vì hoàn nguyên khó khăn).
Kg nên sử dụng hoàn toàn nước xử lý qua RO để nuôi cá, vì qua lọc RO, nước gần như tinh khiết, do đó, trạng thái cân bằng của nước kém bền vững vì tính đệm kg còn. Trong quá trình nuôi cá, thức ăn thừa, phân cá ... phân hủy thành các sản phẩm trung gian như acid hữu cơ, .. làm pH giảm mạnh, có thể giết chết cá (vì cá rất "nhạy" với sự thay đổi pH)

qualong
07-08-2011, 03:26 PM
bài phân tích càng lúc càng có chiều sâu chuyên môn ! mong anh Hùng tiếp tục phát huy , thanks anh đã chia sẽ !!!

nguyenhuy
07-08-2011, 03:40 PM
nước rất quan trọng nhưng đủ ph hay ko là do người nuôi . nuôi nước nào củng được nhưng ko vượt những chỉ số cho phép thôi chứ nói nước giếng ko tốt hay nước máy ko tốt là ko đúng vì do người nuôi biết mực độ và thông số kỷ thuật hay ko và có điều này "tôi ko cần biết bạn dùng nguồn nước gì nhưng tôi chỉ cần nhìn cá bạn trông hồ bạn nuôi có khỏe hay không thôi"

hiep_pham1981
07-08-2011, 05:14 PM
Cám ơn manhlong và qualong đã chia sẽ!
Về nước ngầm tầng sâu, đối với khu vực miền Trung, miền Nam (từ Huế trở vào), có chất lượng khá tốt và ổn định (kiềm, cứng cân bằng, kg quá cao). Riêng khu vực phía Bắc, có TH 4-8 oD (mg CaO/l); TAC 8-16, thậm chí có nơi đến 20 oD, và lẫn Fe, Mn ..sẽ ảnh hưởng không tốt đến cá rồng (màu sắc không tươi) và gây đóng cặn trong hồ.
Đối với nước ngầm miền Trung và miền Nam, để dùng làm nước sinh hoạt/nuôi cá, có thể xử lý: Phun mưa (kết tủa Fe, tách CO2, bổ sung O2 ..) -> lọc (gồm các lớp: cát "xanh" (lọc sắt, mangan, một số vùng có như Củ Chi ...) -> than hoạt tính -> cát -> đá, sỏi) -> thùng chứa để sử dụng là ok. Như Quang đã dùng, có thể thay nước 100% cho cá rồng mà kg sợ "sốc" là hoàn toàn chính xác.
Riêng nước sinh hoạt, có thể xử lý qua RO (nước vệ sinh thường xuyên của lõi RO (30% lượng nước) dùng để tưới cây, rửa ..) Lọc RO còn có thể áp dụng để pha với nước ngầm miền Bắc (tỷ lệ 2RO/1 nước ngầm) để nuôi cá rồng. Ngoài ra, còn có thể xử lý trao đổi ionite (việc nầy kg khả thi đối với gia đình vì hoàn nguyên khó khăn).
Kg nên sử dụng hoàn toàn nước xử lý qua RO để nuôi cá, vì qua lọc RO, nước gần như tinh khiết, do đó, trạng thái cân bằng của nước kém bền vững vì tính đệm kg còn. Trong quá trình nuôi cá, thức ăn thừa, phân cá ... phân hủy thành các sản phẩm trung gian như acid hữu cơ, .. làm pH giảm mạnh, có thể giết chết cá (vì cá rất "nhạy" với sự thay đổi pH)anh có một vài viết về nguồn nước rất hay và có chiều sâu như anh qualong nói,,,,,,mong anh chia sẽ và đóng góp thêm nhiều bài viết nữa cho diễn đàn,,,,,,,,,chúc anh và gia đình có nhiều sức khoẻ,,thanks anh

Bill
07-08-2011, 05:30 PM
Cám ơn bạn nguyenhuy đã chia sẽ!
Về cơ bản, bạn nói kg sai.
Trước hết, vì giới hạn về kiến thức và kg làm quá phức tạp topic, tôi chỉ đề cập đến vài thông số cơ bản dễ đo đạc, muối (NaCl) cũng dễ kiểm, nhưng vì cho phép dao động lớn (từ vài chục ppm lên đến 0,1-0,3 %o (1000 - 3000 ppm) nên tôi kg nói đến. Ngoài ra, còn có các nguyên tố vi lượng như Zn, As ... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cá và vi sinh vật trong bộ lọc. Nói về nước thì ... nhiều lắm.
Và may mắn nếu ta đã có nguồn nước nuôi cá sống có thể ta kg quan tâm, chứ vài anh, em mới tập nuôi hoặc có nhiều sự lựa chọn về nước cũng phân vân kg biết nên sử dụng nguồn nước nào.
Theo quan điểm của tôi, nên quan tâm từ "gốc", ta kg thể có sản phẩm tốt từ nguyên liệu tồi, nếu ta có được nguồn nước tốt, cá của ta sẽ tốt hơn. Và nếu ta đã hiểu các thông số về nước cho cá và kiểm soát được nó (thật là tuyệt vời!!!) thì ta càng phải đắn đo lựa chọn nguồn nước để ít bổ sung vi lượng nhất. Trong thiên nhiên, nước được bổ sung các vi lượng từ mẹ thiên nhiên nên cá phát triển tốt hơn chúng ta nuôi nhiều.
Và thêm nữa, đây chỉ là nguồn nước sử dụng. Trong quá trình nuôi, chúng ta còn phải lọc thế nào (???), tần suất thay nước thế nào ... thì cá mới đẹp được. Lúc đó mới nói đến ngắm cá.

Bill
07-08-2011, 05:39 PM
Cám ơn hieppham!
Chúc bạn cùng với gia đình (và cá của bạn nữa, hi````) luôn khỏe, cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc!
Chúc các anh, em trong diễn đàn cùng gia đình khỏe, hạnh phúc và thành công!

Bill
07-08-2011, 10:44 PM
Phần đầu, chúng ta mới nói đến pH; TH, TAC (khoáng và tính đệm) của nguồn nước. Tiếp theo, chúng ta xem đến các chỉ tiêu mà chúng ta hay quan tâm khi nuôi cá là: NH3; NH4+; NO2-, NO3- -đây là các chất/ion gây hại cho cá và vi sinh vật hữu ích.
1. Nước mưa: NH3, NH4+ kg có; NO2-, NO3- gần như bằng 0, nếu có thì chỉ do bởi khói thải.
2. Nước giếng/giếng khoan tầng nông: cả 4 loại trên có thể có nhiều do sự phân hủy của xác động vật, lá cây ...(tùy thuộc vào từng vùng)
3. Nước giếng khoan tầng sâu: cả 4 loại trên gần như bằng 0
4. Nước máy: NH3, NH4+ và NO2- hầu hết bằng 0; NO3- < 15ppm.
Mong các bạn bổ sung thêm!

pktvc
09-05-2011, 11:58 AM
Mấy anh em vui lòng cho mình hỏi : hiện nay mình đang có 3 hồ kích thước 1.6 m x 0.6 x 0.6m nuôi QB và HL, sử dụng nguồn nước máy PH khoảng 7.6 ( đo bằng bút đo PH 600). Mỗi lần thay nước hồ cá xong, khoảng 3-4 giờ sau kiểm tra lại thì PH luôn nằm trong khoảng 8.4 - 8.9. Hàng ngày đều có kiểm tra thử, PH cũng nằm trong khoảng này.

Hồ mình sử dụng lọc tràn trên 5 ngăn ( 1.5 x 0.15 x 0.12 m), 2 ngăn đầu : bông lọc, 2 ngăn kế : sứ lọc, ngăn cuối : nước thoát xuống.
Chế độ thay nước của mình là cố định 2 lần/tuần, 30%/lần.

4 tháng nay mấy chú cá của mình đều ok.

Xin hỏi như vậy mình có cần điều chỉnh giảm PH xuống không ? Nếu muốn giảm thì giảm bằng cách nào ?

Cám ơn AE.

Bill
09-06-2011, 11:45 AM
sử dụng nguồn nước máy PH khoảng 7.6 ( đo bằng bút đo PH 600). Mỗi lần thay nước hồ cá xong, khoảng 3-4 giờ sau kiểm tra lại thì PH luôn nằm trong khoảng 8.4 - 8.9. Hàng ngày đều có kiểm tra thử, PH cũng nằm trong khoảng này.

Hồ mình sử dụng lọc tràn trên 5 ngăn ( 1.5 x 0.15 x 0.12 m), 2 ngăn đầu : bông lọc, 2 ngăn kế : sứ lọc, ngăn cuối : nước thoát xuống.
Chế độ thay nước của mình là cố định 2 lần/tuần, 30%/lần.

4 tháng nay mấy chú cá của mình đều ok.

Xin hỏi như vậy mình có cần điều chỉnh giảm PH xuống không ? Nếu muốn giảm thì giảm bằng cách nào ?

Cám ơn AE.

Trước hết, bạn cần nói thêm, ngay sau khi thay nước, pH là bao nhiêu (?).
Còn với thông tin trên, mình giả thiết rằng, ngay sau thay nước pH thấp hơn 8,4, sau vài giờ tăng lên 8,4 -8,9, mình góp ý với bạn như sau:
1. Với pH 8,4-8,9, bạn đang đặt cá của bạn vào tình huống nguy hiểm. Vì với pH nầy, hầu hết lượng amoni chuyển thành dạng NH3, gây ngộ độc mạnh và trực tiếp cho cá. Chẳng hạn, với tổng NH3/NH4 đo được là 1,5 ppm, ở pH 9 thì cá bạn sẽ chết ngay lập tức, còn với pH 8, cá bạn chỉ yếu đi. Vì vậy, ở pH hiện tại, chỉ cần bộ lọc của bạn có vấn đề khoảng 1-2 ngày, cá bạn sẽ gặp nguy hiểm. Với lý do nầy, bạn nên đưa pH về 7-8, nếu được thì pH cho HL là 6,5; pH cho QB là 7,5. Và lưu ý, không nên tăng/giảm pH quá đột ngột sẽ làm sốc cá.
2. Theo mình, nếu bạn muốn giảm thì giảm lượng sứ lại và thay bằng nham thạch hoặc bùi nhùi, bioball, biohouse .. vì sứ lọc cũng làm tăng pH (mình cũng sử dụng nước máy pH 7,5, bộ lọc của mình chỉ dùng khoảng 1/4 lượng sứ của bạn, cho pH 7,5).
Vài lời góp ý với bạn. Hy vọng nó phù hợp với bạn! Và cũng mong các anh, em góp ý thêm. Chúc bạn và cá bạn khỏe!

kts_tranminhkhoi
09-06-2011, 01:22 PM
thanks anh!

trinhhung_0812
09-06-2011, 01:26 PM
hehe đã có thêm kinh nghiệm bài viết rất là hữu ích thanks mấy pro !!!

pktvc
09-06-2011, 03:23 PM
Trước hết, bạn cần nói thêm, ngay sau khi thay nước, pH là bao nhiêu (?).
Còn với thông tin trên, mình giả thiết rằng, ngay sau thay nước pH thấp hơn 8,4, sau vài giờ tăng lên 8,4 -8,9, mình góp ý với bạn như sau:
1. Với pH 8,4-8,9, bạn đang đặt cá của bạn vào tình huống nguy hiểm. Vì với pH nầy, hầu hết lượng amoni chuyển thành dạng NH3, gây ngộ độc mạnh và trực tiếp cho cá. Chẳng hạn, với tổng NH3/NH4 đo được là 1,5 ppm, ở pH 9 thì cá bạn sẽ chết ngay lập tức, còn với pH 8, cá bạn chỉ yếu đi. Vì vậy, ở pH hiện tại, chỉ cần bộ lọc của bạn có vấn đề khoảng 1-2 ngày, cá bạn sẽ gặp nguy hiểm. Với lý do nầy, bạn nên đưa pH về 7-8, nếu được thì pH cho HL là 6,5; pH cho QB là 7,5. Và lưu ý, không nên tăng/giảm pH quá đột ngột sẽ làm sốc cá.
2. Theo mình, nếu bạn muốn giảm thì giảm lượng sứ lại và thay bằng nham thạch hoặc bùi nhùi, bioball, biohouse .. vì sứ lọc cũng làm tăng pH (mình cũng sử dụng nước máy pH 7,5, bộ lọc của mình chỉ dùng khoảng 1/4 lượng sứ của bạn, cho pH 7,5).
Vài lời góp ý với bạn. Hy vọng nó phù hợp với bạn! Và cũng mong các anh, em góp ý thêm. Chúc bạn và cá bạn khỏe!
Cám ơn Anh.
Sau khi thay nước 30%, mình có đo lại thì PH=8.4. Để tối nay đi làm về, mình sẽ bỏ bớt sứ như Anh góp ý và thay tạm bằng bông lọc ( do chưa mua bùi nhùi) và bioball. Mình cũng để ý trước đây hồ cá chỉ sử dụng bông lọc cá bơi rất sung, nhưng hiện giờ khi PH cao như vậy cá bơi không được sung lắm.

Bill
09-06-2011, 03:58 PM
Cám ơn Anh.
Sau khi thay nước 30%, mình có đo lại thì PH=8.4. Để tối nay đi làm về, mình sẽ bỏ bớt sứ như Anh góp ý và thay tạm bằng bông lọc ( do chưa mua bùi nhùi) và bioball. Mình cũng để ý trước đây hồ cá chỉ sử dụng bông lọc cá bơi rất sung, nhưng hiện giờ khi PH cao như vậy cá bơi không được sung lắm.

Có điểm lưu ý với bạn, hệ vi sinh vật hữu ích trong bộ lọc đang bám vào sứ lọc. Nếu bạn thay sứ bằng bông lọc thì lượng VSV HI nầy trong bộ lọc giảm, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý/lọc nước. Bạn nên thay dần để giảm sốc và bổ sung thêm men vi sinh (Mai Việt chẳng hạn) cho đến khi hệ thống lọc ổn định (thường khoảng 1-2 tháng).
Theo mình, với kích thước bộ lọc bạn đang có, nếu sắp xếp vật liệu lọc hợp lý, chỉ có thể xử lý tạm ổn cho nước trong hồ của bạn (NH3/NH4 = 0; NO2 = 0; NO3 < 1ppm nếu tuần thay nước 2 lần). Bạn nên xem các thông tin về sắp xếp bộ lọc trên diễn đàn để làm 1 lần là ổn luôn.
Còn với pH =9, cá bạn vẫn ok trong 4 tháng là cá bạn rất khỏe, và ...may mắn nữa đó.

gacay82
09-06-2011, 09:36 PM
Bài viết rất hay nhung thú thật e thấy hơi khó cho nhửng người mới chơi như e...dể làm đúng những thông số kỹ thuật từng vùng miền dể dược chất lượng nước như trên. e thấy e sẻ không có cơ hội thoả dược niềm dam mê nuôi cá rồng dược..vi nhà e nuóc giếng hic..nhửng chia sẻ của a Bill thật sự rất hưu ích cảm ơn a dóng góp cho diển đàn....cho e nói thêm nhửng ai mới choi như e hay có ý dịnh nuôi củng dùng e ngại khi diều kiện k cho phép kể cả kiến thúc để làm dủ nhửng thông số kỷ thuật trên đè nặng dể k dám nuôi cá thoả đam mê của mình..vì chính bản thân e rất gà nhung củng nuôi 1 e highback k biết dẹp hay xấu nủa nhưng qua trọng mình dả nuoi dược CÁ RỒNG

pktvc
09-06-2011, 10:06 PM
Có điểm lưu ý với bạn, hệ vi sinh vật hữu ích trong bộ lọc đang bám vào sứ lọc. Nếu bạn thay sứ bằng bông lọc thì lượng VSV HI nầy trong bộ lọc giảm, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý/lọc nước. Bạn nên thay dần để giảm sốc và bổ sung thêm men vi sinh (Mai Việt chẳng hạn) cho đến khi hệ thống lọc ổn định (thường khoảng 1-2 tháng).
Theo mình, với kích thước bộ lọc bạn đang có, nếu sắp xếp vật liệu lọc hợp lý, chỉ có thể xử lý tạm ổn cho nước trong hồ của bạn (NH3/NH4 = 0; NO2 = 0; NO3 < 1ppm nếu tuần thay nước 2 lần). Bạn nên xem các thông tin về sắp xếp bộ lọc trên diễn đàn để làm 1 lần là ổn luôn.
Còn với pH =9, cá bạn vẫn ok trong 4 tháng là cá bạn rất khỏe, và ...may mắn nữa đó.
Cam on Anh. Hihi. Truoc khi doc duoc tra loi cua Anh, em da bo bot su loc cua 2 ho chi chua lai rat it va thay bang bong loc + 80 bioball cho moi ho. Sau khi thay duoc 5 gio, em moi kiem tra thu lai thi PH van la 8.8 . :((

Bill
09-06-2011, 11:10 PM
Cam on Anh. Hihi. Truoc khi doc duoc tra loi cua Anh, em da bo bot su loc cua 2 ho chi chua lai rat it va thay bang bong loc + 80 bioball cho moi ho. Sau khi thay duoc 5 gio, em moi kiem tra thu lai thi PH van la 8.8 . :((

Bạn có thay nước không? Nếu không thay nước thì pH đang là 8.9 không thể giảm ngay được mà chỉ giảm từ từ do thức ăn bị phân hủy. Bạn nên thay dần nước thì pH mới giảm được.
Còn nếu có thay nước (30%) mà pH 8.8 thì thật là lạ! Trong bể lọc của bạn bây giờ chỉ có bông lọc, bioball (nhựa), và rất ít sứ, không có tác nhân gây tăng pH mà pH vẫn tăng thì lạ thật. Bởi vì, thông thường, do sự phân hủy thức ăn ra acid hữu cơ, NO3 .., nên nước có xu hướng giảm pH mà thôi.
Theo minh, trước hết bạn thay nước như bình thường (30%) mỗi ngày trong 3 ngày, bổ sung muối tỷ lệ 1/1000 (100g/100 lít nước) và lá bàng 1 lá/100 lít. Kiểm tra pH sau 3h sau mỗi lần thay. Bạn cũng nên dùng thêm 1 dụng cụ/chỉ thị để kiểm tra pH đối chứng vì các loại bút đo pH "thỉnh thoảng" hay linh tinh.
Đây là trường hợp lạ, nên bạn cho mình biết kết quả để mình được học hỏi thêm.

pktvc
09-06-2011, 11:26 PM
Bạn có thay nước không? Nếu không thay nước thì pH đang là 8.9 không thể giảm ngay được mà chỉ giảm từ từ do thức ăn bị phân hủy. Bạn nên thay dần nước thì pH mới giảm được.
Còn nếu có thay nước (30%) mà pH 8.8 thì thật là lạ! Trong bể lọc của bạn bây giờ chỉ có bông lọc, bioball (nhựa), và rất ít sứ, không có tác nhân gây tăng pH mà pH vẫn tăng thì lạ thật. Bởi vì, thông thường, do sự phân hủy thức ăn ra acid hữu cơ, NO3 .., nên nước có xu hướng giảm pH mà thôi.
Theo minh, trước hết bạn thay nước như bình thường (30%) mỗi ngày trong 3 ngày, bổ sung muối tỷ lệ 1/1000 (100g/100 lít nước) và lá bàng 1 lá/100 lít. Kiểm tra pH sau 3h sau mỗi lần thay. Bạn cũng nên dùng thêm 1 dụng cụ/chỉ thị để kiểm tra pH đối chứng vì các loại bút đo pH "thỉnh thoảng" hay linh tinh.
Đây là trường hợp lạ, nên bạn cho mình biết kết quả để mình được học hỏi thêm.
Cam on Anh. Sang nay em da thay nuoc nen luc 5g chieu nay em chi xu ly nhu tren ma khong co thay nuoc. Neu vay, de ngay mai em bat dau thay nuoc tu tu xem nhu the nao. Binh thuong khi thay nuoc em deu bo sung 2 muong muoi hot( muong an com) + blackwater theo huong dan cua NSX.
Doi voi kiem tra PH em su dung : but do PH + test 5in1 + lo test nuoc nua. Ket qua ca 3 dung cu do deu tuong duong nhau.

Bill
09-08-2011, 10:08 AM
Dụng cụ đo pH như vậy là chuẩn rồi.
Kết quả thế nào rồi bạn?

pktvc
09-09-2011, 03:32 PM
Dụng cụ đo pH như vậy là chuẩn rồi.
Kết quả thế nào rồi bạn?
Thanks Anh.
Kết quả vẫn còn cao Anh ơi.
Ngày 7/9 : lúc mới thay nước (30%) em đo được 1 hồ PH là 8.4 , 1 hồ 8.3. 6 giờ sau em đo lại thì PH = 8.7 cả 2 hồ.
Ngày 8/9 : 2 hồ PH = 8.7 - 8.8
Ngày 9/9 : thay nước lúc 8h , cả 2 hồ PH =8.3 ; lúc 13h đo lại thì PH = 8.6 - 8.8

Bill
09-09-2011, 10:51 PM
Các yếu tố làm tăng pH: độ kiềm cao; san hô; sứ lọc; than hoạt tính ..
Hồ của bạn có rải nền bằng san hô kg?
Bạn thử lấy ít nước máy của bạn test pH, sau đó sục khí khoảng 3h rồi test lại pH xem pH có thay đổi kg? Xem có phải tại nguồn nước kg (?) Nếu do nguồn nước, nếu có điều kiện bạn có thể thay đổi nguồn nước khác để nuôi. Hoặc bạn có thể xử lý qua RO hay qua trao đổi ionite (cách nầy hơi phức tạp vì phải hoàn nguyên hạt ionite) khoảng 1/2 và mix với nước máy để nuôi.
Bạn cho hỏi thăm, bạn ở đâu?

Bill
09-10-2011, 11:31 PM
Trường hợp nước của bạn mình thấy lạ.
Nước đóng bình, rất nhiều "kiểu". Có nơi qua RO->O3/UV; có nơi qua trao đổi ionite->than->O3/UV; có nơi chỉ qua O3/UV ... Giá thành cao. Theo mình, quá sang để nuôi cá.
Với bộ RO của Mỹ dùng cho gia đình, giá khoảng 2,5 tr, sử dụng được vài năm mình nghĩ hợp lý hơn.

pktvc
09-11-2011, 07:27 AM
Trường hợp nước của bạn mình thấy lạ.
Nước đóng bình, rất nhiều "kiểu". Có nơi qua RO->O3/UV; có nơi qua trao đổi ionite->than->O3/UV; có nơi chỉ qua O3/UV ... Giá thành cao. Theo mình, quá sang để nuôi cá.
Với bộ RO của Mỹ dùng cho gia đình, giá khoảng 2,5 tr, sử dụng được vài năm mình nghĩ hợp lý hơn.
Em dang search tim thiet bi loc thay co thiet bi hieu WATTS cung hay. Nhung chua biet gia. Thanks Anh da gop y.

HuyThang
11-09-2011, 11:32 AM
cho mình hỏi mình nuôi cá bằng nước máy , trên tần thượng có bình chứa nước 500 lit vậy khi thay nước mình lấy nước trực tiếp từ bồn này để thay đc ko? vì mình nghĩ bồn này chứa nước cũng đã qua đêm rồi nên chắc ko sao phải ko bác?