PDA

View Full Version : Cá em bị nặng quá Cấn mấy pro giúp em nó



n2031990n
08-18-2011, 10:03 AM
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933ngvmntm1og73401.jpeg
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933yzhhzjawod75008.jpeg
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933nzc3mdqxnt80787.jpeg
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933zdjlzjfkmt75245.jpeg
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933mzy5ytbhot73107.jpeg
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933ogfjodm1mt82933.jpeg
Tình hình hiện giờ em ấy như trong hình . Hiện em đang điều trị bằng thuốc này em đã xài khoảng 2 tuần rùi mà em nó không hết nhất là cái miệng từ nhỏ biến thanh to mấy pro vào giúp em
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011081822933nmmzzwzjnz116442.jpeg
Mong Các pro vào giúp em nó mua hết bệnh. Thank mấy anh trước

vo chong vooc
08-18-2011, 11:23 AM
Cá bạn bị các bịnh sau:
Bệnh xoăn mang (kênh mang)
Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.

Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.

Cách chữa trị:
Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều.

Còn nếu cá bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể dùng biện pháp cắt bỏ rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được.

Bệnh xù vẩy
Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.
Bệnh xù vẩy

Triệu chứng:
Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.

Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.

Cách chữa trị:
Với trường hợp thì xự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.
Chúc em no som binh phuc.
Read more: Bệnh của cá rồng và cách chữa trị | Sinhvatcanh.org

Bill
08-18-2011, 03:56 PM
Theo hình, cá của bạn bị kênh mang; phù (phồng) miệng và mẻ vảy (mẻ đơn lẽ, không phải mẻ theo hàng liên tục).
Các hướng dẫn của vochongvooc là chuẩn rồi. Mình xin bổ sung thêm tí xíu.
Nguyên nhân hàng đầu có thể là chất lượng nước trong hồ cá của bạn quá xấu. Bạn nên kiểm tra lại chất lượng nước (pH; độ cứng; NH3; NO3; O2 hòa tan..). Bạn nên thay nước thường xuyên và lưu ý các góc "chết" (không có dòng nước lưu thông) sẽ tích tụ các cặn bẩn... và vệ sinh bộ lọc (vệ sinh từng ngăn). Trong khi thay nước, coi chừng shock nước, nhất là nước trong hồ có pH thấp và chất lượng nước xấu (NH3 cao) rất dễ shock dẫn đến chết cá ngay lập tức. Bạn nên thay 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10%, sục khí, thổi luồng; bổ sung muối 2-3 lạng/100l nước (lưu ý: bổ sung theo lượng nước mới thay); lá bàng liên tục đến khi nước tốt (pH: 6.5-8; TH (GH): mềm; NH3: 0; NO2: 0; NO3< 20ppm; O2>2.5 ppm) và duy trì nước tốt cho cá. Theo dõi tình trạng của cá. Sau vài tuần sẽ khỏi. Hạn chế dùng thuốc ngoại trừ cấp cứu.
Ngoài ra, còn yếu tố phụ khác nữa. Không biết gần đây, bạn có bỏ thêm vào hồ cái gì mới không, chẳng hạn như lũa, cây hoặc xà phòng (giặt bông lọc chẳng hạn) ... làm cá dị ứng? Nếu có, nên lấy ra hoặc không tiếp tục sử dụng nữa.
Xử lý kênh mang thì vochongvooc đã hướng dẫn. Mẻ vảy nhẹ thì tự lành, nặng thì bạn nhổ đi, vài tháng sẽ ổn.
Chúc cá bạn sớm bình phục và ngày càng đẹp!