Bánh bao giá sỉ Máy bơm nước giếng khoan hồ cá koi may pha cafe công ty in bìa sơ mi https://duan-knparadise.com/ Máy bơm điện chìm Bóp da bò nam Day nit da ca sau Băng keo đục cong ty in an Tìm hiểu A-Z về trả giảm cân Vy Tea camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Cách chữa trị chó ăn phải thuốc diệt chuột
Khai Trương Cá Cảnh Hồng Anh Đà Nẵng
kết quả từ 1 tới 6 trên 6
  1. #1
    Super Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Nơi ở
    Trong Hồ Cá
    Bài gởi
    18,603
    Thanks
    15,542
    Thanked 9,606 Times in 2,758 Posts

    Cách chữa trị chó ăn phải thuốc diệt chuột


    (hình ảnh mang tính chất minh họa )


    Những trường hợp ngộ độc bởi thuốc diệt chuột chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các trường hợp ngộ độc ghi nhận được tại các phòng mạch thú y. Phần lớn các trường hợp là do bất cẩn trong việc sử dụng thuốc diệt chuột tại những nơi cho chó sinh hoạt, phần còn lại và cũng nguy hiểm nhất là hành động đáng lên án khi dùng thuốc diệt chuột để đánh bả chó.
    Nhưng thuốc diệt chuột loại này sẽ gây một hội cứng xuất huyết: máu chày khỏi cơ thể mà không cầm được. Triệu chứng có thể không xuất hiện ngay lập tức nên rất nguy hiểm và cần phải có một phương pháp điều trị đặc biệt.

    Vai trò của VitaminK

    VitaminK trong gan dùng để tổng hợp 4 yếu tố chính tham gia vào hiện tượng đông máu. Nếu thiếu VitaminK, tế bào gan sẽ tổng hợp và phóng thích các yếu tố gây đông máu không hoàn chỉnh, không hoạt động về mặt sinh học, bởi vì hoàn toàn không có khả năng phối hợp với canxi và phospholipide trong hiện tượng đông máu. Độ dài tác động đối kháng VitaminK của thuốc diệt chuột sau chỉ một lần nuốt có thể kéo dài từ vài ngày đến cả tuần lễ.

    Thuốc diệt chuột gây chống đông máu: nguyên nhân ngộ độc.

    Bản chất của những chất chống đông máu là các hợp chất phái sinh từ coumarine và indane (hydroxy-4-coumarine và indane1-3-dione) có cấu trúc tương tự với cấu trúc vitaminK (thành phần chính giúp đông máu). Chất chống đông máu có rất nhiều thế hệ với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có hai đặc tính chung sau đây:

    - Bền vững với những bất lợi của môi trường như: ánh sáng, ẩm độ, hay sự thay đổi nhiệt độ.

    - Không mùi và không vị

    - Các chất chống đông máu đóng vai trò số một trong cuộc chiến chống lại chuột và các loại gặm nhấm khác. Tác động chậm của thuốc này là một lợi thế so với các loại thuốc diệt chuột ngay lập tức, vì chuột sau khi bị nhiễm thường chết sau đó ở nơi khác, không gây mất vệ sinh. Thuốc được dùng với hai dạng chính:

    a/ dạng miếng mồi, thường kết hợp với bột ngũ cốc

    b/ dạng bột hiếm dùng hơn nhưng nồng độ đậm đặc hơn.

    Tại các nước phương Tây, hiện nay có khoảng 250 dạng thuốc chống đông máu khác nhau và chỉ những chuyên gia trong nghề mới được cấp giấy phép mua, bán và sử dụng thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

    Các thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu can thiệp vào sự chuyển hóa vitaminK và phá hủy dự trữ vitaminK trong gan. Các loại thuốc này hiện diện rất lâu trong gan, từ 10 ngày đến 180 ngày tùy loại thuốc, nên có độc tính kéo dài. Nếu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm thì chỉ thấy một lượng độc chất rất thấp trong máu và nước tiểu, thận cũng có nhưng gan mới là nơi thuốc độc lưu lại lâu và nhiều nhất.

    Những trường hợp ngộ độc thường thấy trên chó, nhất là chó con, là sau khi diệt chuột trong nhà, hầm xe, trong vườn và những nơi chó có thể lui tới. Trường hợp thứ hai là việc đánh bả chó vì mục đích tư thù hay giết thịt. Chúng ta biết chó là một trong những loài vô cùng nhạy cảm với thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

    Liều gây ngộ độc của chất này đối với chó là rất thấp, được tính bằng mg/kg (từ 10 – 50 mg/kg) và liều ngộ độc sẽ thấp hơn 10 – 100 lần nếu việc hấp thu thuốc độc được lặp lại nhiều lần. Đặc biệt với một số chất chống đông máu thế hệ mới, chỉ cần một liều rất thấp, khoảng một vài mg, thậm chí thấp hơn cũng có thể gây ra ngộ độc.

    Các triệu chứng lâm sàng

    Các chất chống đông máu gây ra một hội chứng xuất huyết với các triệu chứng khác nhau và kéo dài. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện tối thiểu phải 24 – 48 giờ sau khi nuốt chất độc vào miệng, một số trường hợp triệu chứng xuất hiện sau 10 ngày.

    Tùy theo vị trí của vết xuất huyết, người ta phân ra nhiều dạng ngộ độc với những tiến triển khác nhau:

    - ngộ độc cấp tính gây chết cấp kỳ, không có dấu hiệu báo trước. Nếu mổ tử thi chó chúng ta sẽ thấy chó bị xuất huyết não, xuất huyết bao tim, xuất huyết xoang ngực.

    - Ngộ độc bán cấp tính thường gặp hơn với những triệu chứng toàn thân thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau khi nuốt chất độc. Triệu chứng thường thấy: bỏ ăn, mệt mỏi, rũ rượi, niêm mạc tái, xuất huyết rất nhiều nơi (bướu máu dưới da, di chuyển khó khăn do xuất huyết khớp, ho ra máu do xuất huyết phổi...). Đôi lúc còn thấy những triệu chứng thần kinh do xuất huyết não và xuất huyết tủy sống.

    - Nếu không được điều trị, con chó sẽ chết trong vòng từ 1 - 6 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Người ta cũng ghi nhận được một số ca tự lành bệnh ngẫu nhiên.

    Điều trị

    Thuốc giải độc trong trường hợp này chính là vitaminK, tác động ngay lập tức và kéo dài liên tục (nhiều giờ). Say đây là phương pháp được đề ra bởi trường Đại học Thú y Alfort (Pháp):

    - Giai đoạn điều trị tấn công: vitaminK1 bằng đường tiêm với liều 5mg/kg thể trọng, lặp lại từ 1-2 lần mỗi 12giờ. Nếu tiêm bằng đường tĩnh mạch thì tốt hơn. Tiêm bắp và tiêm dưới da nên cẩn thận, tránh tiêm vào bướu máu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc . Nếu sử dụng vitaminK3 tổng hợp thì hiệu quả sẽ không như vitaminK1: tác dụng không nhanh bằng và cũng không kéo dài như vitaminK1.

    - Giai đoạn kéo dài điều trị, để tránh sự tái lại, sử dụng vitaminK1 với liều 2,5 – 5 mg/kg thể trọng/ngày trong một thời gian đủ dài và không ngưng. Thời gian này kéo dài từ 3 – 4 tuần, mục đích là để duy trì hàm lượng vitaminK1 cao liên tục trong máu, vì vitaminK1 đối kháng với sự ức chế men gan của các chất độc.

    - Việc truyền máu tươi từ chó khác cũng được áp dụng để thay đổi các thành phần máu với liều 10ml/kg/giờ tiêm tĩnh mạch nếu thấy thể tích huyết cầu giảm dưới 20%.

    - Dùng các biện pháp thông thường khác để giúp cho chó được hồi phục.

    - Kiểm tra tỉ lệ prothrombine khi ngưng việc điều trị.


    Bài viết tổng hợp nhiều nguồn.

  2. Có 4 thành viên đã cám ơn bài viết của Long_Phạm:

    kimmuoi (03-07-2015),mini_boss (03-08-2015),mu_tit_carong (03-07-2015),thangmt (03-07-2015)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Oct 2012
    Nơi ở
    ho chi minh
    Bài gởi
    758
    Thanks
    507
    Thanked 448 Times in 121 Posts
    e muốn mua 1 e alaska thì làm sao lựa được 1 em khỏe mạnh,thông minh, không bệnh tật vậy a, có thời gian a truyền chút kinh nghiệm cho đàn e nhá. hay a biết chỗ nào bán uy tín thì chỉ cho thằng e với. 1 em bây g giá tầm 10tr ko a? bạn e nuôi không qen hay sao mà bị chết, khoái qá mà chưa dám rước hihi

  4. Các thành viên đã cảm ơn bài đăng của mini_boss:

    Long_Phạm (03-08-2015)

  5. #3
    Super Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Nơi ở
    Trong Hồ Cá
    Bài gởi
    18,603
    Thanks
    15,542
    Thanked 9,606 Times in 2,758 Posts
    có nhiều ae hỏi e lắm, mà tiếc là bạn bè quen e hiện giờ đều không có chó đến lứa đẻ hoặc xuất bầy
    mà chỉ dùm thì sợ họ làm ăn ko chu đáo lại ko hay... nên e chỉ cách chọn con chó khỏe mạnh:

    _ mua chó đẻ ra tại vn, lúc mua yêu cầu cho xem chó bố mẹ, lúc xem chó con thì nhìn mẹ nó có ủi con nào ra khỏi bầy ko (vì nhiều người ghép chó ngoài vào bầy để dễ bán - nên k rõ nguồn con đó)
    có nhiều người ham lời, ví dụ chó nhà đẻ được 4 con, lúc 2 tháng xuất bầy họ tìm mua chó tàu, chó LHP rẻ tiền bằng tuổi về ghép bầy bán giá chó sinh sản VN để ăn lời.
    _ lúc chọn chó con, bắt hết ra ngoài xong để cho nó tự bò, con nào bò về ổ trước, nên bắt con đó.
    _ nhìn tụi nó trong vài phút, nhìn tụi nó giỡn, con nào lanh lợi, con nào rụt rè, con nào đờ đẫn thì biết liền.
    _ mắt sáng, sạch sẽ, ko có ghèn nhiều, ko đỏ... đưa tay nó liếm thấy lưỡi ko có nhờn, ko có nước bọt...
    _ bắt nó đứng nhìn 4 chân xem có run rẩy ko
    _ mũi ẩm ướt, ko khô quá, ko chảy dịch (khô là nó đang sốt, ướt chảy dịch là đang phổi)... nhìn "chim" nó nếu ướt thì có thể bị tiêu chảy
    _ da bụng sạch sẽ ko có nốt đỏ, lật lỗ tai ra xem sạch sẽ, ko có nốt đỏ.
    _ xem sổ khám bệnh, tiêm ngừa đầy đủ, sổ giun đàng hoàng
    _ cuối cùng là chế độ bảo hành, giao kèo người bán là chó đã khỏe mạnh khi mua, nếu về nhà trong vòng 1 tuần phát bệnh carre hoặc pravo ra chết thì đổi con khác hoặc hoàn tiền...

    Nếu lựa 1 con chó 3 tháng, muốn xem tính khí nó như thế nào. bác cứ vật ngửa nó ra

    _ nếu nó thích, nằm ngửa ra giỡn: nó là 1 con Beta, dễ phục tùng, dễ dạy, hiền, nghe lời
    _ nếu nó ngay lập tức vùng dậy, tỏ vẻ ko thích: nó là 1 con khó dạy, nhưng bù lại nếu bác cứng rắn dạy thì nó là 1 con chó có đầu óc, vượt trội thể chất, trung thành.

    Đó là lựa chó khỏe, còn 1 con Alaskan thuần chủng thì phải xét nhiều thứ, nói ra thì quá trời a xem ở đây nhé
    http://www.cacanhhonganh.com.vn/foru...ad.php?t=28536

    Alaskan bây giờ nếu gia phả rõ ràng, có giấy VKA hoặc Kennel thì trên dưới 1000$... nếu chó sinh sản VN thì 8-12tr (tùy phẩm chất)
    thay đổi nội dung bởi: Long_Phạm, 03-08-2015 lúc 08:10 PM

  6. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Feb 2015
    Nơi ở
    Long Thanh
    Bài gởi
    106
    Thanks
    32
    Thanked 168 Times in 65 Posts
    cảm ơn các anh về bài viết bổ ích. em thích alaska mà không biết lựa sợ nhằm hàng:((

  7. Các thành viên đã cảm ơn bài đăng của Newbie2015:

    Long_Phạm (03-08-2015)

  8. #5
    Junior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2015
    Nơi ở
    sài gòn
    Bài gởi
    5
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Những trường hợp ngộ độc bởi thuốc diệt chuột chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các trường hợp ngộ độc ghi nhận được tại các phòng mạch thú y. Phần lớn các trường hợp là do bất cẩn trong việc sử dụng thuốc diệt chuột tại những nơi cho chó sinh hoạt, phần còn lại và cũng nguy hiểm nhất là hành động đáng lên án khi dùng thuốc diệt chuột để đánh bả chó.
    Nhưng thuốc diệt chuột loại này sẽ gây một hội cứng xuất huyết: máu chày khỏi cơ thể mà không cầm được. Triệu chứng có thể không xuất hiện ngay lập tức nên rất nguy hiểm và cần phải có một phương pháp điều trị đặc biệt.

    Vai trò của VitaminK

    VitaminK trong gan dùng để tổng hợp 4 yếu tố chính tham gia vào hiện tượng đông máu. Nếu thiếu VitaminK, tế bào gan sẽ tổng hợp và phóng thích các yếu tố gây đông máu không hoàn chỉnh, không hoạt động về mặt sinh học, bởi vì hoàn toàn không có khả năng phối hợp với canxi và phospholipide trong hiện tượng đông máu. Độ dài tác động đối kháng VitaminK của thuốc diệt chuột sau chỉ một lần nuốt có thể kéo dài từ vài ngày đến cả tuần lễ.

    Thuốc diệt chuột gây chống đông máu: nguyên nhân ngộ độc.

    Bản chất của những chất chống đông máu là các hợp chất phái sinh từ coumarine và indane (hydroxy-4-coumarine và indane1-3-dione) có cấu trúc tương tự với cấu trúc vitaminK (thành phần chính giúp đông máu). Chất chống đông máu có rất nhiều thế hệ với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có hai đặc tính chung sau đây:

    - Bền vững với những bất lợi của môi trường như: ánh sáng, ẩm độ, hay sự thay đổi nhiệt độ.

    - Không mùi và không vị

    - Các chất chống đông máu đóng vai trò số một trong cuộc chiến chống lại chuột và các loại gặm nhấm khác. Tác động chậm của thuốc này là một lợi thế so với các loại thuốc diệt chuột ngay lập tức, vì chuột sau khi bị nhiễm thường chết sau đó ở nơi khác, không gây mất vệ sinh. Thuốc được dùng với hai dạng chính:

    a/ dạng miếng mồi, thường kết hợp với bột ngũ cốc

    b/ dạng bột hiếm dùng hơn nhưng nồng độ đậm đặc hơn.

    Tại các nước phương Tây, hiện nay có khoảng 250 dạng thuốc chống đông máu khác nhau và chỉ những chuyên gia trong nghề mới được cấp giấy phép mua, bán và sử dụng thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

    Các thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu can thiệp vào sự chuyển hóa vitaminK và phá hủy dự trữ vitaminK trong gan. Các loại thuốc này hiện diện rất lâu trong gan, từ 10 ngày đến 180 ngày tùy loại thuốc, nên có độc tính kéo dài. Nếu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm thì chỉ thấy một lượng độc chất rất thấp trong máu và nước tiểu, thận cũng có nhưng gan mới là nơi thuốc độc lưu lại lâu và nhiều nhất.

    Những trường hợp ngộ độc thường thấy trên chó, nhất là chó con, là sau khi diệt chuột trong nhà, hầm xe, trong vườn và những nơi chó có thể lui tới. Trường hợp thứ hai là việc đánh bả chó vì mục đích tư thù hay giết thịt. Chúng ta biết chó là một trong những loài vô cùng nhạy cảm với thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

    Liều gây ngộ độc của chất này đối với chó là rất thấp, được tính bằng mg/kg (từ 10 – 50 mg/kg) và liều ngộ độc sẽ thấp hơn 10 – 100 lần nếu việc hấp thu thuốc độc được lặp lại nhiều lần. Đặc biệt với một số chất chống đông máu thế hệ mới, chỉ cần một liều rất thấp, khoảng một vài mg, thậm chí thấp hơn cũng có thể gây ra ngộ độc.

    Các triệu chứng lâm sàng

    Các chất chống đông máu gây ra một hội chứng xuất huyết với các triệu chứng khác nhau và kéo dài. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện tối thiểu phải 24 – 48 giờ sau khi nuốt chất độc vào miệng, một số trường hợp triệu chứng xuất hiện sau 10 ngày.

    Tùy theo vị trí của vết xuất huyết, người ta phân ra nhiều dạng ngộ độc với những tiến triển khác nhau:

    - ngộ độc cấp tính gây chết cấp kỳ, không có dấu hiệu báo trước. Nếu mổ tử thi chó chúng ta sẽ thấy chó bị xuất huyết não, xuất huyết bao tim, xuất huyết xoang ngực.

    - Ngộ độc bán cấp tính thường gặp hơn với những triệu chứng toàn thân thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau khi nuốt chất độc. Triệu chứng thường thấy: bỏ ăn, mệt mỏi, rũ rượi, niêm mạc tái, xuất huyết rất nhiều nơi (bướu máu dưới da, di chuyển khó khăn do xuất huyết khớp, ho ra máu do xuất huyết phổi...). Đôi lúc còn thấy những triệu chứng thần kinh do xuất huyết não và xuất huyết tủy sống.

    - Nếu không được điều trị, con chó sẽ chết trong vòng từ 1 - 6 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Người ta cũng ghi nhận được một số ca tự lành bệnh ngẫu nhiên.

    Điều trị

    Thuốc giải độc trong trường hợp này chính là vitaminK, tác động ngay lập tức và kéo dài liên tục (nhiều giờ). Say đây là phương pháp được đề ra bởi trường Đại học Thú y Alfort (Pháp):

    - Giai đoạn điều trị tấn công: vitaminK1 bằng đường tiêm với liều 5mg/kg thể trọng, lặp lại từ 1-2 lần mỗi 12giờ. Nếu tiêm bằng đường tĩnh mạch thì tốt hơn. Tiêm bắp và tiêm dưới da nên cẩn thận, tránh tiêm vào bướu máu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc . Nếu sử dụng vitaminK3 tổng hợp thì hiệu quả sẽ không như vitaminK1: tác dụng không nhanh bằng và cũng không kéo dài như vitaminK1.

    - Giai đoạn kéo dài điều trị, để tránh sự tái lại, sử dụng vitaminK1 với liều 2,5 – 5 mg/kg thể trọng/ngày trong một thời gian đủ dài và không ngưng. Thời gian này kéo dài từ 3 – 4 tuần, mục đích là để duy trì hàm lượng vitaminK1 cao liên tục trong máu, vì vitaminK1 đối kháng với sự ức chế men gan của các chất độc.

    - Việc truyền máu tươi từ chó khác cũng được áp dụng để thay đổi các thành phần máu với liều 10ml/kg/giờ tiêm tĩnh mạch nếu thấy thể tích huyết cầu giảm dưới 20%.

    - Dùng các biện pháp thông thường khác để giúp cho chó được hồi phục.

    - Kiểm tra tỉ lệ prothrombine khi ngưng việc điều trị.


    Bài viết tổng hợp nhiều nguồn.[/QUOTE]

    Đây là một phương pháp hay và hữu ích. Trường hợp này chắc chỉ bác sĩ thú ý mới làm theo phương này, mình đâu có đồ nghề như truyền máu. Nhà em bị dính 1 lần con chó Phú Quốc rồi.
    Vong bi ngoại nhập, bac dan Nhật Bản, day curoa siêu bền, day curoa bando cho xe hơi.

  9. #6
    Junior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2016
    Nơi ở
    46 Đường số 43, P. Tân Quy, Quận 7, Tp.HCM
    Bài gởi
    10
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    đưa đi bác sĩ thú y

 

 

Quyền hạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
Powered by vBulletin® Version 4.2.0.
Bản quyền thuộc cacanhhonganh.com.vn - Phát triển bới mondial.vn Đơn vị tư vấn chiến lược thương hiệu
12:58 AM [GMT +7]
công ty thiết kế web - thiết kế logo - nhận diện thương hiệu - thiết kế quảng cáo in ấn - công ty thiết kế website giá rẻ